Tin KHCN nước ngoài

Nanofarm - Hệ thống trồng cây tự động trong nhà (01/09/2016)

Hình dạng như một cái tủ kính đựng đồ trong nhà bếp, chỉ cần bỏ một khay hạt giống vào trong đó, nhấn vài núm bấm điều khiển và đợi vài tuần sau, bạn sẽ thu hoạch được rau xanh ngay trong nhà bạn

Phát triển thành công găng tay mang lại cảm giác thật khi bạn sờ vào những vật ảo (29/08/2016)

Chiếc găng tay nhỏ gọn này sẽ tăng trải nghiệm thế giới ảo cho người dùng. Hiện tại với các công nghệ hiện nay, chúng ta có thể nhìn và nghe trong thế giới giả tưởng, nhưng khả năng


Thiết kế thành công một hệ thống điện toán mô phỏng não người có thể bắt chước dây thần kinh có chọn lọc (29/08/2016)

Khi bạn nghe thấy một âm thanh nào đó, chỉ một số tế bào thần kinh trong vỏ não thính giác của bạn hoạt động. Điều này là bởi vì mỗi tế bào thần kinh thính giác điều hưởng một phạm vi âm thanh nhất định, do đó mỗi tế bào thần kinh nhạy cảm hơn với mỗi loại và cấp độ âm thanh riêng biệt so với các tế bào thần kinh khác. Trong một nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu đã thiết kế thành công một hệ thống điện toán mô phỏng não người để “bắt chước” các dây thần kinh có chọn lọc này bằng cách sử dụng các tế bào thần kinh có thể điều chỉnh cấp độ nhân tạo để phản ứng ưu tiên với các dạng kích thích cụ thể.



Tàu hỏa vũ trụ đi từ Trái Đất lên Mặt Trăng trong hai phút (26/08/2016)

Một kỹ sư người Canada đề xuất ý tưởng chế tạo tàu hỏa du hành xuyên không gian có thể đưa con người lên Mặt Trăng trong hơn hai phút với tốc độ 3.000 km/s.


Lớp màng mỏng hơn sợi tóc giúp người mù lấy lại thị lực (25/08/2016)

Các nhà khoa học Australia phát triển công nghệ nuôi cấy tế bào giác mạc trên lớp màng hydrogel trong suốt, có thể dùng để cấy ghép mắt và phục hồi thị lực cho người mù.


Công nghệ giúp con người bước lên máy bay không cần thang (25/08/2016)

Các nhà nghiên cứu Brazil phát triển thành công kỹ thuật dùng sóng âm nâng một quả bóng nhỏ, mở hy vọng đưa những điều trong phim viễn tưởng thành hiện thực.


Nấm tái chế pin lithium-ion sạc (25/08/2016)

Dù pin dùng trong điện thoại thông minh, xe hơi và máy tính bảng có thể được sạc đi sạc lại, nhưng chúng không tồn tại mãi mãi. Pin cũ thường được vận chuyển đến các bãi chôn lấp hoặc lò đốt để xử lý nên có thể gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Trong khi đó, các vật liệu giá trị vẫn còn ở bên trong pin. Giờ đây, các nhà khoa học tại trường Đại học South Florida đã chuyển sang sử dụng nấm trong tự nhiên để thực hiện quy trình tái chế thân thiện với môi trường nhằm khai thác coban và lithium từ hàng chục tấn pin thải.

Chế tạo thành công bao bì có thể tự phân hủy (22/08/2016)

Để thay thế các loại bao bì bằng nylon khó phân hủy và gây ô nhiễm môi trường, một kỹ sư người Mỹ tên là Paul Tasner mới đây đã chế tạo thành công loại bao bì có tên là Karta Pack, có thể dễ dàng phân hủy trong đất.


"Bắt" nắng để bắt muỗi (19/08/2016)

Mặc dù virus Zika đang là tiêu đề nổi bật trong thời gian gần đây, bệnh sốt rét vẫn là căn bệnh do muỗi truyền phổ biến hơn nhiều. Ở nhiều nơi trên thế giới, thuốc trừ sâu được sử dụng để tiêu diệt muỗi mang bệnh. Tuy nhiên, các loài côn trùng có thể hình thành và phát triển sức đề kháng với các hóa chất, cộng với các yếu tố môi trường xung quanh cần phải cân nhắc. Hiện nay, bẫy bắt muỗi sử dụng năng lượng mặt trời đang cho thấy nhiều hứa hẹn, theo một dự án thí điểm đang diễn ra tại Kenya.

Chiến binh robot siêu nhỏ tìm diệt tế bào ung thư (19/08/2016)

Nhóm nghiên cứu Canada phát triển loại robot sinh học siêu nhỏ có khả năng chuyên chở thuốc đặc trị tới đúng tế bào ung thư đang hoạt động.