Tin KHCN nước ngoài

Phát minh ra một phân tử mới có thể khiến tế bào ung thư tự tiêu diệt (25/09/2023)

Đại học Stanford của Mỹ đã phát minh ra một phân tử mới có thể dẫn tới các loại thuốc kích hoạt gene khiến tế bào ung thư tự tiêu diệt. Phát minh mới này chính là động mực để các nhà khoa học phát triển thuốc trong tương lai.

Công nghệ khử muối năng lượng thấp cung cấp nước uống tại các địa điểm thảm họa (24/09/2023)

Tại các địa điểm xảy ra thảm họa, việc cả nguồn cung cấp nước và lưới điện đều ngừng hoạt động không phải hiếm gặp. Đó là lúc một hệ thống mới xuất hiện vì nó chỉ sử dụng lượng điện nhỏ có thể được lưu trữ trong pin có thể khử muối trong nước biển để uống.

Sử dụng nước để giảm khí thải CO2 (22/09/2023)

Nhóm nghiên cứu do A. Shoji Hall, phó giáo sư về khoa học và kỹ thuật vật liệu tại Viện Năng lượng bền vững Ralph O'Connor (ROSEI) thuộc trường Đại học Johns Hopkins (Hoa Kỳ) dẫn đầu, đã đưa ra chiến lược mới nhằm tối ưu hóa nguồn nước sẵn có để nâng cao hiệu quả của quá trình điện hóa chuyển đổi CO2 thành các sản phẩm hóa học có giá trị như ethylene và ethanol. Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Nature Catalysis.

Các nhà hóa học biến rác thải nhựa thành những bánh xà phòng nhỏ (20/09/2023)

Khoảng 60% nhựa thải loại sẽ được đưa đến các bãi chôn lấp hoặc xả ra môi trường. Chỉ khoảng 1/10 rác thải nhựa được tái chế và phần lớn trong số đó trở thành vật liệu chất lượng thấp được tái sử dụng trong những đồ vật như ghế đá công viên. Vì vậy, các nhà hóa học tại Đại học Công nghệ Virginia, Hoa Kỳ đang tìm cách “tái chế” nhựa thành nguyên liệu thô có giá trị hơn bằng cách biến chúng thành chất hoạt động bề mặt. Chất hoạt động bề mặt là thành phần chính trong hàng chục sản phẩm như chất bôi trơn, sáp trượt tuyết, chất tẩy rửa và xà phòng. Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Science.

Phương pháp mới thu giữ và tái chế CO2 từ khí thải công nghiệp (19/09/2023)

Thu giữ cacbon là phương pháp đầy hứa hẹn giúp làm chậm biến đổi khí hậu. Phương pháp này sẽ thu giữ cacbon dioxit (CO2) trước khi nó thải vào khí quyển, nhưng lại cần nhiều năng lượng và thiết bị. Giờ đây, các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Massachusetts, Hoa Kỳ đã thiết kế một hệ thống thu giữ sử dụng pin điện hóa để dễ dàng thu và giải phóng CO2. Thiết bị này hoạt động ở nhiệt độ phòng và cần ít năng lượng hơn so với các hệ thống thông dụng thu giữ cacbon dựa vào amin.

Loại bê tông có khả năng sản xuất điện (15/09/2023)

Các kỹ sư Đại học Pittsburgh (Pitt) phát triển một loại bê tông thông minh đa năng siêu nhẹ, có thể điều chỉnh đặc tính cho nhiều công trình khác nhau và tự sản xuất điện.

Vật liệu mới cho phép thay thế silicon trong sản xuất chip (13/09/2023)

Viện Công nghệ Israel cho biết, các nhà khoa học nước này cùng đối tác đã sáng chế ra loại vật liệu mới có thể thay thế silicon.

Các nhà khoa học phát minh ra loại thủy tinh mới có độ bền chưa từng có (13/09/2023)

Các nhà khoa học đã chế tạo được loại thủy tinh oxit bền chưa từng có. Trong điều kiện áp suất và nhiệt độ cao, nhóm nghiên cứu đã kết tinh thành công thủy tinh aluminosilicate: Kết quả là các cấu trúc giống tinh thể khiến thủy tinh chịu được áp lực rất cao và được giữ lại trong điều kiện môi trường xung quanh. Như vậy, quá trình paracrystallization đầy hứa hẹn để sản xuất thủy tinh có khả năng chống vỡ cực cao.

Thiết kế trang trại nổi trên biển có khả năng sản xuất nước ngọt (12/09/2023)

Trong một thử nghiệm thực địa, các nhà nghiên cứu đã sử dụng thành công trang trại để trồng bông cải xanh, rau diếp và cây cải chíp trên mặt nước biển mà không cần phải tưới thêm

Sử dụng bã cà phê để tăng độ bền cho bê tông (11/09/2023)

Các kỹ sư tại Đại học RMIT, Ôxtrâylia đã đưa ra phương pháp tăng thêm 30% độ bền cho bê tông bằng cách kết hợp bã cà phê đã qua chế biến vào vật liệu. Cụ thể, nhóm nghiên cứu đã chuyển đổi bã cà phê thải thành than sinh học, nhẹ như than củi và sử dụng than sinh học đó để thay thế một phần cát cần để sản xuất bê tông.