Tin KHCN nước ngoài

Lần đầu tiên sử dụng ánh sáng để tạo ra các hạt nano tinh thể vàng (14/07/2016)

Một nhóm nghiên cứu tại Đại học Florida đã tìm ra phương pháp sử dụng vàng trong các tinh thể được trồng bằng ánh sáng để tạo ra các hạt nano, một phát hiện có ý nghĩa to lớn đối với ngành công nghiệp cũng như đem lại một liệu pháp điều trị ung thư hiệu quả và có thể cải thiện các chức năng của dược phẩm, thiết bị y tế và các tấm năng lượng mặt trời.

Bổ sung tạp chất giúp tăng cường độ sáng của vật liệu nanolasers (13/07/2016)

Trong một nỗ lực nhằm nghiên cứu và phát triển các thiết bị cảm biến y sinh học có giá thành thấp, phát triển lĩnh vực tính toán lượng tử cũng như cải thiện tốc độ internet, các nhà khoa học tại ANU (Đại học Quốc gia Úc) trong một báo cáo kết quả nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nature Communications cho biết họ đã thành công trong việc làm thay đổi tính chất của các vật liệu laser ở kích thước nano bằng việc bổ sung các nguyên tử tạp chất.

Vật liệu thông minh biến hình (12/07/2016)

Các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học bang Washington đã chế tạo được vật liệu thông minh đa chức năng, có thể thay đổi hình dạng trước tác động của nhiệt hoặc ánh sáng, cũng như tự uốn và duỗi ra. Đây là lần đầu tiên một vật liệu có thể được tích hợp nhiều tính năng thông minh bao gồm khả năng nhớ hình, chuyển động được kích hoạt bởi ánh sáng và tự khôi phục.


1,1 tỉ người nghèo trên Trái đất sẽ được cứu bằng phát minh cực kỳ ý nghĩa này (12/07/2016)

Bạn tin không, phát minh "thần thánh" này sẽ giải quyết tình trạng thiếu nước của 1,1 tỉ người dân trên toàn thế giới.


Chế tạo pin nhiên liệu vi khuẩn hoạt động không cần điện (11/07/2016)

Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Iowa đã chứng minh khái niệm pin nhiên liệu vi khuẩn 3D bằng giấy (MFC) có thể tận dụng hoạt động của mao mạch để định hướng cho các chất lỏng đi qua hệ thống MFC mà không cần nguồn điện bên ngoài.


Phát triển thành công thành phần chia công suất chính cho sóng tần số Terahertz Cập nhật lúc: 04 Tháng Bảy 2016 3:56:47 CH (08/07/2016)

Một trong những thành phần cối lõi của bất kỳ mạng thông tin liên lạc là thiết bị chia tách công suất để có thể cho phép tín hiệu được gửi đến nhiều người dùng và nhiều thiết bị. Mới đây, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Brown (Hoa Kỳ) đã phát triển thành công một loại thiết bị để bức xạ sóng terahertz-một dải tần số mà một ngày nào đó có thể cho phép truyền dữ liệu đi nhanh gấp hơn 100 lần so với các mạng di động và mạng không dây hiện nay. (Bức xạ terahertz hay bức xạ têrahéc (bức xạ terahertz, sóng terahertz, ánh sáng terahertz, T-rays, T-light, T-lux và THz) là một loại tia bức xạ điện từ có tần số nằm trong vùng phạm vi 300 gigahéc (3×1011 Hz) và 3 têrahéc (3×1012 Hz), nằm trong dải sóng 1 milimét và 100 micrômét). Công trình nghiên cứu mới này đã được đăng trên tạp chí Nature và tạp chí Scientific Reports.


Dự án 'làng bất tử' lưu giữ 50.000 cơ thể đông lạnh ở Texas (05/07/2016)

Sau nhiều năm lên kế hoạch, công tác xây dựng tòa nhà Timeship Building, nơi lưu trữ 50.000 cơ thể đông lạnh chờ hồi sinh trong tương lai, đã bắt đầu.


Liệu trí tuệ nhân tạo phát triển có đặt dấu chấm hết cho chủng tộc loài người? (30/06/2016)

Giáo sư Stephen Hawking cho rằng, việc trí tuệ nhân tạo phát triển mạnh có thể gây ảnh hưởng xấu đến chủng tộc loài người.

Microsoft trình diễn công nghệ tương tác với vật thể ảo trên màn hình qua cử chỉ bàn tay (30/06/2016)

Trong một nỗ lực nhằm biến bàn phím và chuột đi vào dĩ vãng, các nhà nghiên cứu tại Microsoft vẫn đang tiếp tục cải tiến công nghệ theo dõi và nhận biết cử chỉ bàn tay, sau đó áp dụng cho các thiết bị thực tế ảo, cũng như tăng cường khả năng kiểm soát các đối tượng ảo trên màn hình.

Các chất xúc tác có thể biến túi rác thành nhiên liệu (28/06/2016)

Hàng năm, con người tạo ra nhiều sản phẩm từ polyethylene hơn các sản phẩm nhựa dẻo, khoảng 100 triệu tấn dưới dạng các hộp sữa, đồ chơi, túi đựng hàng tạp hóa, bọc bong bóng, các chi tiết máy và thậm chí hông nhân tạo. Đồng thời, chúng ta cũng thải ra môi trường rất nhiều. Polyethylene chiếm khoảng 60% nhựa plastic ở các bãi chôn lấp trên toàn thế giới, nơi mà tất cả chúng đang phân hủy rất chậm.