Tin KHCN nước ngoài

Quân đội Mỹ sắp ứng dụng công nghệ sóng não điều khiển robot (26/07/2016)

Điều khiển robot bằng suy nghĩ vốn chỉ xuất hiện trong các bộ phim khoa học viễn tưởng nay đã trở thành sự thật và có thể sẽ sớm được ứng dụng trong quân đội Mỹ.


Khám phá ra cách thức các mảnh protein phát triển nhanh trong não của những bệnh nhân Alzheimer (25/07/2016)

Các nhà nghiên cứu Anh đã xác định và kiểm soát được cơ chế gây ra sự phát triển nhanh các “mảng” protein - một đặc điểm đặc trưng của căn bệnh Alzheimer.


Đĩa cứng nhỏ nhất thế giới có khả năng lưu trữ dữ liệu (25/07/2016)

Các nhà nghiên cứu tại Viện khoa học Kavli thuộc trường Đại học Delft (Hà Lan) đã chế tạo được đĩa cứng nhỏ nhất thế giới để lưu trữ dữ liệu.

Các nhà nghiên cứu khám phá ra cơ chế quan trọng trong sản xuất pin mặt trời (22/07/2016)

Theo báo cáo của các nhà nghiên cứu từ Đại học Houston, một loại vật liệu mới làm thay đổi quá trình hấp thụ ánh sáng hiệu quả hơn, đây là một bước quan trọng hướng tới sản xuất các tấm năng pin mặt trời quy mô lớn, hiệu quả hơn và ít tốn kém hơn.

Sợi thông minh thu thập dữ liệu chẩn đoán khi được khâu thành mô (22/07/2016)

Lần đầu tiên, nhóm nghiên cứu do các kỹ sư tại trường Đại học Tufts dẫn đầu, đã tích hợp các cảm biến nano, thiết bị điện tử và thiết bị vi lỏng vào sợi, từ sợi bông đến sợi tổng hợp tinh xảo, có thể được khâu qua nhiều lớp mô để thu thập dữ liệu chẩn đoán bằng phương thức không dây trong thực thời gian. Nghiên cứu cho thấy hệ thống chẩn đoán bằng sợi có thể là cơ chất (là chất trên đó có một enzym hoạt động) hiệu quả cho các thiết bị chẩn đoán cấy ghép và hệ thống thông minh mang theo người thế hệ mới.

Bằng chứng mới cho thấy hệ miễn dịch có thể đang kiểm soát hành vi của chúng ta (22/07/2016)

Tất cả chúng ta đều thường nghĩ rằng mình là một cá thể hoàn toàn duy nhất, độc lập và chịu trách nhiệm cho số phận của chính mình. Nhưng nghiên cứu mới đây đã tìm thấy bằng chứng cho thấy hành vi của chúng ta và thậm chí cả tính cách của chúng ta có thể bị ảnh hưởng bởi một cái gì đó hoàn toàn bất ngờ đó là hệ miễn dịch của chúng ta.

Công nghệ dùng phổi lợn lọc máu người (21/07/2016)

Các nhà khoa học Mỹ đang thử nghiệm công nghệ chỉnh sửa gene phổi lợn, khiến chúng có thể lọc được máu người và tiến tới cấy ghép cho người trong tương lai.

Bộ nhớ nguyên tử lưu tất cả sách trên thế giới trong một con tem (20/07/2016)

Các nhà khoa học Hà Lan đã phát triển một thế hệ bộ nhớ mới, có thể lưu giữ thông tin tại các vị trí nguyên tử Clo riêng biệt trên một mặt đế bằng đồng.

Chiến lược thiết kế mới giúp pin Li-O2 hoạt động hiệu quả hơn (20/07/2016)

Trong những năm gần đây, tiềm năng của pin lithium-oxy (Li-O2) đã thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu vì chúng có thể lữu trữ năng lượng gấp ít nhất 2-3 lần so với pin lithium-ion, tiêu chuẩn hiện hành cho các thiết bị điện tử tiêu dùng. Như vậy, về mặt lý thuyết, máy tính xách tay sẽ hoạt động lâu hơn sau mỗi lần sạc và ô tô điện sẽ chạy quãng đường dài hơn. Tuy nhiên, hiện nay, pin Li-O2 hoạt động rất chậm và có tuổi thọ ngắn.


Chất thải dầu ô liu tạo ra các phân tử có ích cho ngành công nghiệp hóa chất và thực phẩm (20/07/2016)

Các nhà khoa học Tây Ban Nha đã tìm ra cách biến đổi phụ phẩm thải loại từ quy trình sản xuất dầu ô liu thành chất hoạt tính sinh học và monoglyxerit, các phân tử rất có ích cho ngành công nghiệp hóa chất và thực phẩm.