Tin KHCN trong nước
Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy tráng men bán tự động dùng sản xuất sứ dân dụng cao cấp (16/04/2021)
-   +   A-   A+   In  
Trong nền kinh tế thị trường, vấn đề nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm là vấn đề sống còn của các nhà sản xuất. Đối với việc sản xuất sứ dân dụng cao cấp, tự động hóa dây chuyền sản xuất góp phần rất lớn để nâng cao năng suất, tăng chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Trong công nghệ sản xuất gốm sứ dân dụng của nước ta hiện nay nhìn chung phần lớn vẫn hoạt động theo hình thức thủ công, máy móc hỗ trợ đơn lẻ, không mang tính liên tục. Chính vì vậy năng suất lao động, chất lượng sản phẩm vẫn phụ thuộc chủ yếu vào con người, dẫn tới chất lượng sản phẩm sứ không đồng đều, năng suất còn thấp. Hiện nay, công đoạn tráng men hầu hết các thao tác như: rửa nước, rội tráng men, vận chuyển bát mộc ra vào bệ tráng…

Được thực hiện bởi công nhân với năng suất thấp (1 sản phẩm/lần tráng) và chất lượng không đồng đều do phụ thuộc vào nhân công lao động. Mặt khác việc đầu tư hệ thống tráng men bán tự động và tự động, hạn chế mức tối đa sự can thiệp của con người vẫn là một vấn đề hết sức khó khăn với các cơ sở sản xuất bởi chúng đòi hỏi một sự đầu tư tương đối lớn. Chính vì vậy, nhằm tiếp cận được công nghệ, thệ thống thiết bị tráng men tự động; làm chủ việc chế tạo máy tráng men bán tự động giúp cho các sản phẩm sứ dân dụng được tráng men nhanh hơn, chất lượng đồng đều hơn - Cần nghiên cứu, chế tạo máy tráng men tự động với giá thành hợp lý nhằm thúc đầy sự phát triển của ngành sản xuất sứ dân dụng, tăng khả năng cạnh tranh của sản gốm sứ trên thị 4 trường.

Xuất phát từ yêu cầu đó, ThS. Hoàng Bá Thịnh, Viện Nghiên cứu Sành sứ Thủy tinh Công nghiệp, đã đề xuất đề tài: “Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy tráng men bán tự động dùng sản xuất sứ dân dụng cao cấp” nhằm thiết kế chế tạo được máy tráng men bán tự động dùng sản xuất sứ dân dụng cao cấp với công suất 3000 sản phẩm/ca.

Sau một thời gian thực hiện nghiên cứu đề tài rút ra được kết luận như sau:

- Đề tài đã tìm hiểu các dòng máy tráng men bán tự động trong nước, ngoài nước và lựa chọn được dòng máy tráng men bán tự động phù hợp với yêu cầu đề tài đó là máy tráng men bán tự động 10 đầu tráng men, dòng Mono, hiệu Sama.

- Phân tích và lựa chọn các phương thức truyền động cơ khí, hệ thống điện để vẫn đảm bảo nguyên tắc vận hành như máy đối chứng.

- Phân tích và lựa chọn các thông số cần phải hiệu chỉnh trong quá trình chạy thử có tải vào năm 2018.

- Đã lắp đặt hoàn chỉnh được 01 máy tráng men bán tự động dùng sản xuất sứ dân dụng cao cấp với năng suất 7200 sản phẩm/ca.

- Đã chạy thử có tải và tinh chỉnh các chi tiết cơ khí, các thông số vận hành đạt yêu cầu đối với sản phẩm tráng là bát cơm.

- Đã thực hiện chạy thử các sản phẩm khác nhau trên máy tráng men bán tự động MTM 10 và nhận thấy máy phù hợp tráng sản phẩm: bát cơm, bát mắm, đĩa tiêu. Không phù hợp các sản phẩm: bát tô, đĩa tròn.

- Đã kiểm tra, so sánh chất lượng sản phẩm đầu ra của máy tráng men bán tự động MTM 10 so với phương pháp tráng thủ công (tráng xối) và nhận thấy hiệu quả vượt trội. Tỷ lệ thu hồi sản phẩm tăng 1,06%; năng suất tăng 1,4 lần, giá thành (tính riêng cho công đoạn tráng men) giảm 1,6 lần.

Tuy nhiên, Máy tráng men bán tự động dùng sản xuất sứ dân dụng cao cấp MTM 10 do nhóm thực hiện nghiên cứu so với phương pháp tráng men thủ công: sản phẩm đồng đều, chất lượng tốt, tăng tỷ lệ thu hồi 1,06%; tăng năng suất lên 38,50 %; giá thành sản phẩm riêng công đoạn tráng men giảm 36,11 % và khả năng chạy ổn định cao. So với máy nhập ngoại: chi phí thấp hơn rất nhiều so với máy nhập ngoại, hướng dẫn vận hành đơn giản và thay thể, sửa chữa dễ dàng hơn nhưng còn chưa phù hợp với sản phẩm bát tô, đĩa to và hoạt động có tiếng ồn cao.

Như vậy, nhóm thực hiện đề tài đã hoàn thành đầy đủ các nội dung theo thuyết minh. Sản phẩm của đề tài là 01 máy tráng men bán tự động dùng sản xuất sứ dân dụng cao cấp đạt các yêu cầu kỹ thuật đã đăng ký.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 15548/2018) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.

Nguồn: NASATI

Số lượt đọc: 2437

Về trang trước Về đầu trang