Tiêu chuẩn ĐLCL
Cách tiếp cận của ISO 9001:2015 trong nâng cao năng suất chất lượng cho doanh nghiệp (26/09/2016)
-   +   A-   A+   In  

Việc chấp nhận áp dụng ISO 9001:2015 là một quyết định chiến lược của tổ chức, doanh nghiệp giúp cải tiến hoạt động, nâng cao năng suất chất lượng.

Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 ra đời đúng thời điểm đáp ứng được các thay đổi to lớn về công nghệ, đa dạng kinh doanh và thương mại toàn cầu. Phiên bản này sẽ trở thành tiêu chuẩn hiệu lực, dễ sử dụng và chuyên sâu về hệ thống quản lý chất lượng.

Năng suất chất lượng: Cách tiếp cận của ISO 9001:2015

ISO 9001:2015 sử dụng cách tiếp cận quá trình, trong đó kết hợp chu trình Plan- Do-Check-Act

Theo Sheronda Jeffries - CEO của Cisco Systems, tiêu chuẩn này là sự nâng cấp thực sự để tạo ra hệ thống quản lý chất lượng mạnh mẽ hơn. Simon Feary CEO của Viện chất lượng của UK cũng nhận xét, ISO 9001:2015 là tiêu chuẩn làm thay đổi cuộc chơi. Hệ thống thể hiện việc bố trí và tích hợp lớn hơn hệ thống quản lý QMS với định hướng chiến lược, kinh doanh của tổ chức và tạo điều kiện áp dụng các tiêu chuẩn khác như ISO 14001, ISO 22000, ISO 27001 hay OHSAS 18001, SA 8000, BSCI, TS 16949, ISO 17025.

ISO 9001:2015 sử dụng cách tiếp cận quá trình, trong đó kết hợp chu trình Plan- Do-Check-Act (PDCA) và tư duy dựa trên rủi ro. Cách tiếp cận quá trình cho phép tổ chức lập kế hoạch các quá trình và tương tác của chúng. Chu trình PDCA cho phép tổ chức đảm bảo rằng các quá trình của tổ chức có đủ nguồn lực, được quản lý đầy đủ và có đủ các cơ hội để cải tiến được xác định, thực hiện.

Tư duy dựa trên rủi ro cho phép tổ chức, xác định các yếu tố có thể làm cho các quá trình của tổ chức và hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức đi chệch khỏi các kết quả dự kiến và để đưa ra các biện pháp kiểm soát phòng ngừa. Nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực và tận dụng tối đa các cơ hội khi chúng xuất hiện.

Năng suất chất lượng: Cách tiếp cận của ISO 9001:2015Năng suất chất lượng: Cách tiếp cận của ISO 9001:2015

Tư duy dựa trên rủi ro cho phép tổ chức, xác định các yếu tố có thể làm cho các quá trình 

Việc đáp ứng một cách ổn định các yêu cầu và hướng đến các nhu cầu và mong đợi trong tương lai đặt ra một thách thức đối với các tổ chức trong một môi trường ngày càng năng động và phức tạp. Để đạt được mục tiêu này, tổ chức có thể cần vận dụng các hình thức cải tiến, bên cạnh việc khắc phục và cải tiến liên tục, chẳng hạn như thay đổi mang tính đột phá, đổi mới và tái cơ cấu.

Trong tiêu chuẩn quốc tế này, các mẫu câu sau đây được sử dụng: "Phải" chỉ ra một yêu cầu; "nên" chỉ ra một khuyến nghị; "có thể" chỉ ra một sự cho phép; "có thể làm" chỉ ra một khả năng/một năng lực. Thông tin được đánh dấu "CHÚ THÍCH" là hướng dẫn để hiểu hoặc làm rõ các yêu cầu liên quan.

Nguồn: Vietq.vn

Số lượt đọc: 3922

Về trang trước Về đầu trang