Các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và Đại học Texas ở Austin đã tiến một bước quan trọng trong việc biến ý tưởng này thành hiện thực bằng cách trình diễn máy in 3D dựa trên chip đầu tiên. Thiết bị đang được nghiên cứu, bao gồm một con chip quang tử có kích thước milimet, phát ra các chùm ánh sáng tái định hình lên lọ mực resin (có sự kết hợp giữa sáp và nhựa), sẽ đông cứng thành dạng rắn khi ánh sáng chiếu vào.
Con chip nguyên mẫu không có bộ phận chuyển động, thay vào đó dựa vào một dãy ăng-ten quang học nhỏ để điều khiển chùm ánh sáng. Chùm tia chiếu lên nhựa resin lỏng được thiết kế để xử lý nhanh chóng khi tiếp xúc với bước sóng ánh sáng khả kiến của chùm tia.
Nhóm nghiên cứu đã kết hợp sử dụng quang tử silicon và quang hóa để chứng minh được rằng một con chip có thể điều khiển chùm ánh sáng đi tới các mẫu hai chiều in 3D tùy ý, bao gồm cả các chữ cái M-I-T. Hình dạng có thể được tạo nên đầy đủ chỉ trong vài giây.
Về lâu dài, các nhà khoa học hy vọng sẽ chế tạo được một hệ thống, trong đó con chip quang tử nằm ở đáy lọ mực resin và phát ra ánh sáng khả kiến dạng hình ảnh 3D, xử lý nhanh chóng toàn bộ vật thể chỉ trong một bước.
Loại máy in 3D di động này có nhiều ứng dụng như cho phép các bác sĩ lâm sàng in linh kiện cho thiết bị y tế được thiết kế riêng hoặc cho phép các kỹ sư tạo ra các nguyên mẫu nhanh chóng tại nơi làm việc.
Robert J. Shillman, giáo sư về kỹ thuật điện và khoa học máy tính cho rằng: “Hệ thống này đang xem xét lại hoàn toàn máy in 3D là gì. Máy in này không còn là một chiếc hộp lớn đặt trên ghế dài trong phòng thí nghiệm để in ra các đồ vật nữa mà là đồ vật có thể cầm tay và di động. Thật thú vị khi nghĩ về những ứng dụng mới có thể xuất hiện từ máy in 3D dựa trên chip mới và sự thay đổi trong lĩnh vực in 3D”.