Tin KHCN nước ngoài

Sản xuất “thịt chay” thân thiện môi trường bằng công nghệ in 3D (21/02/2020)

Mới đây, Giuseppe Scionti - một nhà nghiên cứu tại Italia - đã tìm ra cách sử dụng chất đạm thực vật để "in" những miếng thịt chay có hàm lượng dinh dưỡng như thịt thật thông qua công nghệ in 3D.


Phát minh pin năng lượng mặt trời phát điện nhiều hơn 20% ở điều kiện thời tiết mây mù (20/02/2020)

Các khoa học gia xác nhận đã phát triển công nghệ năng lượng mặt trời có thể phát điện nhiều hơn khoảng 20% vào thời tiết mây mù so với những tế bào năng lượng mặt trời truyền thống.


Gỗ pha kim loại kháng nước và nấm mốc (19/02/2020)

Trong khi gỗ chắc chắn có nhiều đặc tính ưa thích khi làm vật liệu xây dựng thì nó thường phải xử lý bằng áp suất với các hóa chất không thân thiện với môi trường để chống mục. Với ý nghĩ đó, các nhà khoa học đang nghiên cứu một loại vật liệu thay thế xanh hơn, bổ sung cho gỗ một ít oxit kim loại.


Rác từ cây chuối được chuyển đổi thành nhựa có khả năng tái chế và tự phân hủy (19/02/2020)

Những buồng chuối mà chúng ta mua ngoài chợ mọc ra từ một cấu trúc giống thân cây ở giữa được gọi là thân giả. Và trong khi phần này thường bị vứt bỏ trong quá trình thu hoạch, nó sẽ sớm tìm thấy công dụng trong một loại nhựa phân hủy sinh học và có thể tái chế hoàn toàn.


Phát triển giống bông mới có hạt ăn được, không chứa độc tố (18/02/2020)

Bông là loại cây trồng trồng phổ biến và hạt bông chứa rất nhiều protein nên bạn có thể nghĩ rằng nó là một nguồn lương thực tuyệt vời. Thế nhưng, đáng buồn là hạt cây này lại độc với con người. Tuy nhiên, giống bông mới được phát triển không như vậy.


Màng ống nano carbon có thể đơn giản hóa việc sản xuất linh kiện composite (18/02/2020)

Thông thường, khi sản phẩm composite (vật liệu hỗn hợp) được sản xuất, cần phải sử dụng những chiếc lò và nồi hấp khổng lồ. Tuy nhiên, quy trình sản xuất vẫn có thể sớm rẻ, đơn giản và hiệu quả năng lượng hơn nhiều nhờ sử dụng màng ống nano carbon.


Vật liệu mới làm từ tơ nhện và gỗ có thể thay thế nhựa (17/02/2020)

Đạt được cả khả năng chịu lực và độ đàn hồi là một thách thức lớn trong kỹ thuật vật liệu, bởi tăng sức mạnh nghĩa là giảm bớt độ mềm dẻo và ngược lại. Trong một công bố mới đây trên Tạp chí Science Advances, lấy cảm hứng từ thiên nhiên, các nhà khoa học đến từ Đại học Aalto (Phần Lan) đã thành công trong việc vượt qua thử thách nêu trên, tạo ra một vật liệu mới kết hợp giữa tơ nhện và bột gỗ, có những tính năng tương tự như nhựa, nhưng lại có khả năng phân hủy sinh học nên hoàn toàn thân thiện với môi trường.

Công ty khởi nghiệp GenapSys ở Mỹ giới thiệu thiết bị giải trình tự gen có kích thước bằng chiếc máy tính bảng giúp đối phó sự bùng phát của nCoV-19 (13/02/2020)

GenapSys - start-up về công nghệ sinh học có trụ sở tại Thung lũng Silicon, Mỹ đang đàm phán với chính quyền và Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc (CDC) về một dự án mới trong nỗ lực giúp nước này đối phó với sự bùng phát và lây lan của vi-rút corona (nCoV-19) chủng mới gây chết người.


Sử dụng vật liệu nano và ánh nắng mặt trời để xử lý nước ô nhiễm thuốc trừ sâu (12/02/2020)

Hai nhóm nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu khoa học quốc gia (INRS) đã phối hợp phát triển một quy trình sinh thái mới để khử atrazine. Atrazine là một trong những loại thuốc trừ sâu phổ biến ở Bắc Mỹ. Các giáo sư My Ali El Khakani và Patrick Drogui tại INRS đã đưa ra một phương pháp mới để làm suy giảm atrazine bằng cách kết hợp vật liệu cấu trúc nano mới và ánh nắng mặt trời.


Phát triển thành công loại màn vừa an toàn với người, vừa tiêu diệt muỗi cực hiệu quả (12/02/2020)

Những chiếc màn ra đời với công dụng ban đầu là bảo vệ con người khỏi bị muỗi đốt. Tuy nhiên giờ đây, các nhà nghiên cứu đã tìm ra một cách sử dụng mới của màn, không chỉ bảo vệ chúng ta khỏi muỗi đốt mà còn giúp tiêu diệt những con muỗi ngay khi chúng vừa kịp chạm vào màn.