Tin KHCN nước ngoài

Biến rác thành vật liệu graphene có giá trị lớn trong nháy mắt (27/02/2020)

Các nhà khoa học Mỹ đang phát triển một kỹ thuật mới chỉ trong 1/100 giây đã có thể biến rác thải sinh học, rác thải nhựa, than đá… thành vật liệu graphene để thay thế bê-tông hay các vật liệu xây dựng khác nhằm giảm đáng kể những tác động đến môi trường.

Những sự kiện khoa học được mong chờ trong năm 2020 (27/02/2020)

Năm 2020 hứa hẹn nhiều sự kiện khoa học có tính bước ngoặt như khám phá sâu hơn về sao Hỏa, dải Ngân hà; ngăn ngừa từ gốc các dịch bệnh nguy hiểm; phát triển nội tạng thay thế cho con người; định hình các dự án nghiên cứu lớn...

Khai trương siêu thị tự động đầu tiên không cần thu ngân (27/02/2020)

Để mua sắm, khách hàng cài ứng dụng Amazon Go trên điện thoại và khi vào cửa hàng, khách hàng chỉ cần quét mã QR để kết nối đến tài khoản Amazon của mình. Sau đó, hệ thống cảm biến và công nghệ trí tuệ nhân tạo của Amazon cho phép ghi nhận các thao tác lấy hàng hay trả hàng để vào tài khoản.


Malaysia bắt đầu sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong xử án (21/02/2020)

Tòa sơ thẩm thành phố Kota Kinabalu, bang Sabah, Malaysia ngày 19/2 đã áp dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) vào việc đưa ra phán quyết đối với 2 bị cáo phạm tội tàng trữ ma túy.


Miếng vá tim làm bằng polyme dẫn điện có khả năng phục hồi tổn thương tim (21/02/2020)

Một nhóm các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Tổng hợp Trinity College Dublin, Ireland do PGS. Michael Monaghan dẫn đầu mới đây đã phát triển miếng vá tim làm bằng vật liệu polyme dẫn điện, được thiết kế để có thể cấy vào tim người bệnh để thay thế cơ tim bị tổn thương do tác động của cơn đau tim.



Silica giúp cây trồng sống sót trong điều kiện hạn hán (21/02/2020)

Biến đổi khí hậu dự kiến sẽ làm tăng tần suất, mức độ nghiêm trọng và thời gian hạn hán ở nhiều nơi trên thế giới, một hiện tượng có thể làm giảm đáng kể năng suất cây trồng.




Cảm biến áp suất không khí mới cải tiến các thiết bị thường ngày (21/02/2020)

Một nhóm các kỹ sư cơ khí tại trường Đại học Binghamton, Đại học quốc gia New York trong quá trình nghiên cứu một loại công tắc vi mô đột phá, đã phát hiện một ứng dụng khác cho nghiên cứu đang được thực hiện.


Đột phá pin thể rắn của MIT có thể giúp điện thoại “sống” được nhiều ngày (21/02/2020)

Một trong những cách mà các nhà khoa học hy vọng sẽ cải thiện hiệu năng của pin li-thium ngày nay là thay thế một số thành phần chất lỏng bằng chất rắn. Được gọi là pin thể rắn, các thiết bị thử nghiệm này có thể kéo dài tuổi thọ phương tiện chạy điện và thiết bị di động bằng cách nâng đáng kể mật độ năng lượng được nhồi nhét bên trong. Các nhà khoa học tại MIT nay đang báo cáo về một tiến bộ đầy hứng thú hướng tới tương lai này, trình diễn một dạng kiến trúc pin thể rắn mới có thể vượt qua được những hạn chế của kiểu thiết kế hiện hữu.


Pin mặt trời hoạt động vào ban đêm (21/02/2020)

Nếu các tấm pin năng lượng mặt trời hoạt động vào ban đêm thì sao? Đó không còn là chuyện đùa. Trên thực tế, một loại pin quang điện được thiết kế đặc biệt có thể phát ra đến 50w điện/m2 ở những điều kiện lý tưởng về đêm, con số này bằng khoảng ¼ lượng điện mà một tấm pin năng lượng mặt trời truyền thống có thể tạo ra vào ban ngày.


Thế hệ nhà kính tiếp theo có thể hoạt động hoàn toàn nhờ năng lượng mặt trời (21/02/2020)

Nhiều nhà kính có thể hoạt động mà không tiêu tốn điện năng bằng cách sử dụng những tấm pin năng lượng mặt trời trong suốt để thu năng lượng – chủ yếu từ những bước sóng ánh sáng dài mà cây cối không sử dụng cho quá trình quang hợp. Đây là kết quả nghiên cứu từ một cuộc nghiên cứu mô hình mới do các nghiên cứu gia đến từ Trường Đại học Bang North Carolina thực hiện.