“Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 2205/QĐ-TTg ngày 24/12/2020 với mục tiêu đưa sở hữu trí tuệ trở thành công cụ quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tạo môi trường khuyến khích đổi mới sáng tạo và thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Chương trình gồm các nội dung cơ bản sau:
|
Việc xây dựng Nghị quyết nêu trên nhằm đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh và quy định của Trung ương.
Theo dự thảo Nghị quyết, mức chi hỗ trợ đăng ký bảo hộ trong nước là 30 triệu đồng/đơn đối với đơn đăng ký bảo hộ, công nhận giống cây trồng mới và 15 triệu đồng/văn bằng bảo hộ đối với đơn đăng ký bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân khi đăng ký bảo hộ ở nước ngoài sẽ được hỗ trợ 60 triệu đồng/đơn được chấp nhận hợp lệ theo quy định của tổ chức quốc tế hoặc quốc gia nộp đơn. Các đối tượng sở hữu trí tuệ đã nhận hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước sẽ không được nhận hỗ trợ theo chính sách này.
Kinh phí thực hiện chính sách được lấy từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân và các nguồn kinh phí huy động hợp pháp theo quy định.
Dự kiến, Nghị quyết sẽ được trình thông qua tại Kỳ họp Hội đồng nhân tỉnh vào tháng 7/2023.
Trên cơ sở các ý kiến đóng góp tại cuộc họp, ông Đặng Minh Thông đã đề nghị Sở Khoa học và Công nghệ tiếp tục hoàn chỉnh dự thảo Nghị quyết theo hướng dẫn của Sở Tư pháp và các ban, ngành liên quan; trong đó cần làm rõ thêm sự cần thiết và căn cứ pháp lý để xây dựng Nghị quyết; đồng thời theo dõi, bám sát quá trình thực hiện các bước xây dựng Nghị quyết theo quy định, đảm bảo hoàn thành Nghị quyết và trình tại Kỳ họp Hội đồng nhân dân đúng thời gian dự kiến.