Tin KHCN nước ngoài
Phương pháp thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột mới không sử dụng men vi sinh (03/06/2019)
-   +   A-   A+   In  

Lĩnh vực nghiên cứu hệ vi sinh vật đường ruột vẫn còn rất mới mẻ, và trên thực tế, mối liên quan thú vị giữa quần thể hệ vi khuẩn đường ruột - hệ vi sinh với những thay đổi về tâm trạng và sức khỏe tâm thần. Vậy, liệu có thể điều trị chứng rối loạn lo âu bằng cách thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột (microbiome) trong cơ thể người không? Và nếu vậy, cách thức thay đổi hiệu quả nhất là gì? thay đổi chế độ ăn hàng ngày hay bổ sung men vi sinh?

Để trả lời câu hỏi trên, một nhóm các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã thực hiện một nghiên cứu tổng hợp kết hợp 21 nghiên cứu đã được công bố trước đó. Trong số này, khoảng hai phần ba các nghiên cứu phân tích vai trò của men vi sinh đối với hệ vi sinh đường ruột, trong khi bảy nghiên cứu khác xem xét các biện pháp can thiệp không sử dụng men vi sinh như thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày hoặc bổ sung lợi khuẩn. Tất cả 21 nghiên cứu kết hợp các số liệu để phân tích và đánh giá các triệu chứng điển hình của các rối loạn lo âu.

Kết quả cho thấy, chỉ 36% các thử nghiệm sử dụng phương pháp men vi sinh đã được thực hiện thành công, trong khi 86% biện pháp can thiệp không sử dụng men vi sinh tỏ ra hiệu quả trong điều trị các triệu chứng rối loạn lo âu. Các nhà khoa học sau đó kết luận rằng: "mặc dù việc điều chỉnh để giữ hệ thực vật đường ruột khỏe mạnh có thể được áp dụng theo hai biện pháp, nhưng biện pháp can thiệp không sử dụng men vi sinh lại tỏ ra hiệu quả hơn đáng kể so với can thiệp bằng men vi sinh".

Nghiên cứu đưa ra giả thuyết với ba lý do giải thích cho tính hiệu quả của biện pháp thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột không sử dụng men vi sinh so với can thiệp bằng men vi sinh. Đầu tiên, có ý kiến cho rằng vi khuẩn đường ruột chủ yếu được cung cấp năng lượng từ thực phẩm chúng ta tiêu thụ. Rõ ràng, chế độ ăn uống là yếu tố giúp điều chỉnh cơ bản sự phát triển của các quần thể vi khuẩn khác nhau. Thứ hai, nhóm cũng lưu ý đến 14 nghiên cứu về các loại lợi khuẩn được kiểm tra, trong đó, sử dụng một loạt các loài vi khuẩn, dẫn đến các hiệu ứng khác nhau lên microbiome. Cuối cùng là giả thuyết rằng thời gian thực hiện phần lớn các nghiên cứu quá ngắn (thường chỉ một hoặc hai tháng) để quần thể vi khuẩn sinh học xâm nhập trực tiếp có thể phát triển và ảnh hưởng đáng kể đến hệ vi sinh vật.

Tính hấp dẫn của kết quả nghiên cứu tổng hợp của nhóm nghiên cứu Trung Quốc là không thể phủ nhận nhưng nó vẫn thiếu tính đồng nhất lớn giữa kết quả thu thập được của các nghiên cứu cũng như các số liệu, thông tin đánh giá chưa phù hợp.

Bên cạnh đó, nghiên cứu của họ cũng tổng hợp các kết quả nghiên cứu trên đồng thời bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính và bệnh nhân khỏe mạnh. Bệnh viêm ruột, béo phì và đau cơ xơ hóa đều là những tình trạng mãn tính gây ra bởi các triệu chứng rối loạn lo âu, tuy nhiên, việc đánh đồng kết quả ở bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích IBS với đối tượng khỏe mạnh với cùng những triệu chứng rối loạn lo âu hoàn toàn có thể xảy ra.

Các nhà nghiên cứu cho rằng việc tiến hành các thử nghiệm lâm sàng để làm sáng tỏ các vấn đề này là cần thiết. Ngoài ra, ngày càng có nhiều nghiên cứu xem xét về tính hiệu quả và lợi ích của việc bổ sung men vi sinh. Từ kết quả của một nghiên cứu mới đây cho thấy men vi sinh hoạt động hiệu quả trong ruột dẫn đến ảnh hưởng không tốt đến bệnh nhân, cũng như nghiên cứu về khả năng phát triển ngoài tầm kiểm soát, gây ra triệu chứng đầy hơi và hội chứng sương mù não (brain fogginess) - một dạng rối loạn tâm thần, các nhà khoa họ đề xuất các biện pháp can thiệp bằng chế độ ăn uống đơn giản, lành mạnh, đây cũng chính là phương pháp an toàn và hiệu quả nhất để nuôi dưỡng hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh.

Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí General Psychiatry.

 

Nguồn: http://www.vista.gov.vn

Số lượt đọc: 2140

Về trang trước Về đầu trang