Tin KHCN nước ngoài
Biến khí thải thành nhiên liệu diesel (24/11/2016)
-   +   A-   A+   In  

Biến đổi khí hậu là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất mà thế giới đang phải đối mặt. Cùng với việc thực thi Hiệp định Paris, các nước quan tâm nhiều hơn đến việc thu giữ và sử dụng cacbon (CCU).

Một nghiên cứu mới do GS. Jae Sung Lee, chuyên ngành năng lượng và kỹ thuật hóa học tại Viện Khoa học và Công nghệ quốc gia Ulsan (UNIST) đã đưa ra những phương thức mới để sản xuất nhiên liệu sinh học từ CO2, khí nhà kính gây tác động mạnh nhất. Trong bài báo nghiên cứu đăng trên Tạp chí Applied Catalysis B, các nhà khoa học đã giới thiệu phương thức chuyển đổi trực tiếp CO2 thành nhiên liệu vận tải lỏng bằng cách cho CO2 phản ứng với hydro tái tạo (H2) sinh ra từ quy trình tách nước bằng năng lượng mặt trời.

 

Các chất xúc tác hiện nay được sử dụng cho phản ứng giữa H2 và CO2, chủ yếu là các chất có trọng lượng phân tử thấp như khí metan hoặc methanol. Ngoài ra, do các chất xúc tác này có giá trị thấp, nên tác dụng loại bỏ khí CO2 nhìn chung không cao. Tuy nhiên, chất xúc tác mới dựa vào delafossite do nhóm nghiên cứu chế tạo, đã chuyển đổi CO2 thành nhiên liệu hydrocacbon lỏng (như nhiên liệu diesel) trong một bước duy nhất. Các mẫu nhiên liệu này có thể được sử dụng cho các loại xe diesel hiện có như xe tải và xe buýt.

 

Chất xúc tác delafossite mới bao gồm đồng và thép giá rẻ, dồi dào trên Trái đất, được sử dụng trong một phản ứng giữa phát thải CO2 của các nhà máy công nghiệp và H2 được tạo ra từ các nhà máy sản xuất hydro bằng năng lượng mặt trời để tạo thành diesel.

 

Yo Han Choi, tác giả chính của nghiên cứu cho rằng: "Nhiên liệu diesel có chuỗi nguyên tử cacbon và hydro dài hơn so với methanol và metan. Sử dụng delafossite-CuFeO2 làm tiền chất xúc tác, chúng tôi có thể tạo ra các chuỗi cacbon dài để sản xuất diesel".

 

 

Việc tổng hợp trực tiếp CO2-FT khác với quy trình chuyển đổi CO2 thành dielsel của nhà sản xuất ô tô ở Đức trên thực tế liên quan đến hai bước - phản ứng ngược biến đổi khí thành nước (RWGS) để tạo CO và tiếp theo là phản ứng tổng hợp CO Fisher-Tropsch (FT).

 

Quy trình biến đổi CO2 thành nhiên liệu diesel, không chỉ loại bỏ CO2 có hại từ không khí mà diesel có thể được sử dụng làm nhiên liệu thay thế cho xăng. Nhóm nghiên cứu hy vọng đột phá mới sẽ cách mạng hóa ngành công nghiệp ô tô và tiến tới loại bỏ khí nhà kính.

Nguồn: vista.gov.vn

Số lượt đọc: 5018

Về trang trước Về đầu trang