Tiêu chuẩn ĐLCL
Đẩy mạnh hoạt động truy xuất nguồn gốc, nâng cao giá trị đặc sản địa phương (03/06/2024)
-   +   A-   A+   In  
Việc đẩy mạnh các hoạt động truy xuất nguồn gốc, vùng trồng là một trong những giải pháp nhằm phát triển hiệu quả tài sản trí tuệ đối với đặc sản địa phương.

Theo Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học học và Công nghệ), hiện nay, hầu hết địa phương đã xác định danh mục sản phẩm chủ lực, sản phẩm có lợi thế, sản phẩm đặc sản của địa phương. Từ đó, tập trung hỗ trợ xây dựng thương hiệu, hỗ trợ đăng ký bảo hộ, phát triển các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, góp phần nâng giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm.

Trên thực tế, việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm có thế mạnh của địa phương là rất cần thiết. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là sau đó các sản phẩm, đặc sản đã có chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận tiếp tục được phát triển theo hướng nâng tầm giá trị, tăng sức cạnh tranh, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho doanh nghiệp, cơ sở, người trực tiếp sản xuất, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Hiện nay, nhiều sản phẩm, dịch vụ ở các địa phương sau khi được tư vấn, đăng ký bảo hộ thành công quyền sở hữu trí tuệ đã được hỗ trợ tham gia Chương trình OCOP và đạt thứ hạng cao, tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại để quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Chỉ dẫn địa lý được xác lập cũng giúp nâng cao quyền lợi, trách nhiệm của doanh nghiệp ngành điều và người trồng điều trong tổ chức sản xuất, duy trì uy tín, danh tiếng sản phẩm. Đặc biệt, thông qua các hoạt động quảng bá và thương mại, chỉ dẫn địa lý còn là cầu nối mang văn hóa đặc trưng của tỉnh đến vùng miền khác trong nước và thế giới. 

 Ảnh minh hoạ

Để nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm, đặc sản, dịch vụ chủ lực sau khi được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, nhiều chuyên gia cho rằng: cần có sự tham gia tích cực từ các sở, ngành, tổ chức hội nghề nghiệp, hiệp hội tại địa phương, đẩy mạnh tuyên truyền để người sản xuất hiểu vai trò quan trọng của việc xây dựng thương hiệu, đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ cho đặc sản, sản phẩm. Các đơn vị chức năng cần có phương án hỗ trợ, xây dựng, phát triển các tài sản trí tuệ đã được bảo hộ; nghiên cứu, ứng dụng quy trình công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần phát triển ổn định, bền vững các chỉ dẫn địa lý, các nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận.

Theo ông Trần Giang Khuê, Trưởng Văn phòng đại diện phía Nam - Cục Sở hữu trí tuệ, để khai thác, phát triển hiệu quả tài sản trí tuệ đối đặc sản, các đơn vị chức năng chú trọng phát triển sản phẩm theo nhu cầu thị trường, tăng cường quảng bá bằng cả hình thức truyền thống và trực tuyến, đồng thời đẩy mạnh hoạt động truy xuất nguồn gốc, vùng trồng, tăng niềm tin với người tiêu dùng, đồng thời cũng cần lưu ý những vấn đề như sản xuất tuần hoàn, trách nhiệm cộng đồng và cả “hàng rào kỹ thuật” trong xuất khẩu nông sản, thực phẩm.

 

Nguồn: vietq.vn

Số lượt đọc: 622

Về trang trước Về đầu trang