Tiêu chuẩn ĐLCL
Chia sẻ kinh nghiệm, thảo luận chiến lược về cộng sinh công nghiệp (24/05/2024)
-   +   A-   A+   In  
rong khuôn khổ hợp tác với Tổ chức Năng suất Châu Á (APO), từ ngày 21 – 23/5/2024, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng phối hợp với APO tổ chức Hội thảo quốc tế về Công nghiệp Cộng sinh (Multicountry Observational Study Mission on Industrial Symbiosis) với sự tham dự của đại biểu đến từ các doanh nghiệp, trường đại học, đại diện bộ ngành trong lĩnh vực công nghiệp và cơ quan năng suất của các nền kinh tế thành viên APO. Hội thảo được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh.

Mục tiêu của hội thảo nhằm tìm hiểu về khái niệm cộng sinh công nghiệp và sự đóng góp cho sự bền vững; cung cấp tài liệu tham khảo và chiến lược thực tiễn cho nền kinh tế tuần hoàn; thảo luận các chính sách thúc đẩy hiệu quả sử dụng tài nguyên, công nghiệp hóa bền vững. Hội thảo có sự tham dự của các chuyên gia hàng đầu thế giới về lĩnh vực năng lượng tái tạo và nền kinh tế tuần hoàn, cụ thể là: Tiến sĩ Toru Matsumoto, Đại học Kitakyushu Nhật Bản; Ông Christian Susan, Tổ chức UNIDO; Ông Rey Reu, Quản lý cấp cao Viện Nghiên cứu Công nghiệp Khoa học Đài Loan và Ông Kumanduri Ranga Chari, Chuyên gia tư vấn phát triển Bền vững của Ấn Độ.

Về phía Việt Nam, 02 diễn giả trình bày tại Hội thảo là Tiến sĩ Hà Minh Hiệp, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và bà Nguyễn Trâm Anh, Quản lý Dự án, UNIDO Việt Nam.

Ngoài ra, vào ngày 22/5/2024, Đoàn đã có chuyến tham quan và làm việc tại Khu Công nghiệp Amata Biên Hòa Đồng Nai, mô hình điểm của công nghiệp cộng sinh tại Việt Nam

Ông Hà Minh Hiệp – Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Cộng sinh công nghiệp đề cập đến mối quan hệ trong mạng lưới doanh nghiệp, tổ chức công cộng và hiệp hội, trong đó các nguồn lực, bao gồm vật liệu, năng lượng, cơ sở hạ tầng, sản phẩm phụ và chất thải được trao đổi và tận dụng để tối đa hóa lợi ích, tạo ra nhiều giá trị hơn. Cộng sinh công nghiệp được sử dụng như một chiến lược để tạo thuận lợi cho nền kinh tế tuần hoàn và thường được thể hiện dưới hình thức khu công nghiệp sinh thái (EIP), nơi doanh nghiệp và các bên liên quan khác hợp tác để tăng cường hiệu quả môi trường, kinh tế, xã hội.

Việt Nam đã và đang chủ động phát triển các EIP và chuyển đổi cụm công nghiệp hiện có thành EIP để theo đuổi phát triển công nghiệp bền vững. Chúng giúp thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển các lĩnh vực cụ thể và giải quyết vấn đề về môi trường, bên cạnh việc tạo ra lợi thế quy mô cho phát triển công nghiệp. Hội thảo lần này là cơ hội để các bên liên quan trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận chiến lược, thực tiễn tại Việt Nam và thế giới.

 

Nguồn: vietq.vn

Số lượt đọc: 765

Về trang trước Về đầu trang