Tin KHCN trong nước

Máy sát khuẩn tay tự động (21/12/2020)

Trong bối cảnh dịch COVID-19 như hiện nay, các cổng/cửa/lối ra vào cơ quan, doanh nghiệp hầu hết đều trang bị các lọ dung dịch rửa tay sát khuẩn. Tuy nhiên, việc tất cả mọi người đều phải tiếp xúc lên lọ dung dịch lại tạo ra một nguồn lây nhiễm tiềm năng. Hơn nữa, việc không có một định lượng chính xác dung dịch cần để diệt khuẩn cho mỗi lần rửa tay khiến cho người dùng hoặc không phun đủ lượng dung dịch cần thiết, hoặc phun quá nhiều gây lãng phí. Ngoài ra, nhiều đơn vị phải bố trí người túc trực thường xuyên để nhắc nhở việc rửa tay, gây lãng phí nhân lực và tăng nguy cơ lây nhiễm.


EVFTA: Động lực để doanh nghiệp Việt từng bước chuẩn hóa quy trình sản xuất (20/12/2020)

Việc thực thi cam kết về sở hữu trí tuệ (SHTT) trong EVFTA đã mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt cải thiện năng lực công nghệ, năng lực quản trị hiện đại, từng bước chuẩn hóa, nâng cấp các quy trình sản xuất, chế biến, xuất khẩu nông sản gắn với chuỗi giá trị toàn cầu.


Công nghệ khí hóa sinh khối - Giải pháp năng lượng bền vững cho vùng nông thôn của Việt Nam (20/12/2020)

Mới đây, Tổ chức Oxfam cùng Trung tâm Nghiên cứu, tư vấn sáng tạo và phát triển bền vững (CCS) và các đối tác đã tổ chức khởi động dự án “Công nghệ khí hóa sinh khối - Giải pháp năng lượng bền vững cho chế biến nông sản và quản lý chất thải ở nông thôn Việt Nam” nhằm tận dụng phụ phẩm trong sản xuất nông, lâm nghiệp để tạo thành năng lượng phục vụ sản xuất.


Thái Bình: Ứng dụng tiến bộ KH&CN trong sản xuất gạch xi măng - cốt liệu từ các nguyên liệu sẵn có (20/12/2020)

Với mục tiêu xoá bỏ dần hoạt động sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công, tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có dồi dào tại địa phương (xi măng, đá mạt, cát, tro xỉ nhiệt điện…), đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng trong tỉnh, hướng tới xuất khẩu sang các địa phương khác, Công ty TNHH Vạn Xuân đã đề xuất và được Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phê duyệt thực hiện dự án “Ứng dụng tiến bộ KH&CN trong sản xuất gạch xi măng - cốt liệu từ các nguyên liệu sẵn có tại tỉnh Thái Bình”. Kết quả dự án đã chứng minh tính hiệu quả của sự đầu tư đúng hướng, sự phối hợp hiệu quả giữa nhà quản lý, doanh nghiệp, nhà khoa học.


Khoa học và công nghệ góp phần tạo ra các sản phẩm giá trị từ cây sả chanh (20/12/2020)

Một trong những Giải nhất Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam (VIFOTEC) năm 2019 được Ban tổ chức trao mới đây là công trình “Công nghệ trồng và tạo ra các sản phẩm giá trị từ cây sả chanh phục vụ đời sống và phát triển kinh tế - xã hội”. Điểm nổi bật của công trình là đã tạo ra được 7 sáng chế và giải pháp hữu ích với mô hình sản xuất khép kín “thâm canh trồng sả - xuất khẩu củ sả tươi, sản xuất siro sả chanh, chưng cất tinh dầu - sản xuất đệm lót sinh học hoặc chất độn từ bã sau chưng cất - xử lý phân thải chăn nuôi - sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh phục vụ trồng trọt”.


Nhà khoa học Việt phát triển thành công vật liệu mới chế tạo pin mặt trời có giá thành hợp lý, độ bền cao (20/12/2020)

Theo đuổi hướng nghiên cứu vật liệu hữu cơ phân tử trong chế tạo pin mặt trời perovskite, TS Đào Quang Duy (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội) và nhóm nghiên cứu đã phát triển thành công vật liệu phthalocyanine-tetrabenzoporphyrin với đầy đủ tính chất phù hợp để tạo thành lớp chuyển tiếp lỗ trống trong pin mặt trời perovskite. Nghiên cứu này mở ra hướng phát triển pin mặt trời perovskite có giá thành hợp lý, độ bền cao và không ô nhiễm môi trường. Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả đã được công bố trên 2 tạp chí quốc tế uy tín 1.


Giống nhãn lai LĐ-19 (20/12/2020)

Giống nhãn lai  LĐ-19 do các nhà khoa học thuộc Viện Cây ăn quả miền Nam (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam) nghiên cứu chọn tạo từ tổ hợp lai giữa giống Xuồng cơm vàng (♀) và Tiêu da bò (♂), đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật từ cuối năm 2019.


Giống lúa OM10636 (20/12/2020)

Giống lúa OM10636 do các nhà khoa học thuộc Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long nghiên cứu chọn tạo từ tổ hợp lai IR65418/OM6976.


Giống khoai lang VC6 (20/12/2020)

Bộ giống khoai lang trong sản xuất của nước ta có năng suất thấp, chất lượng chưa cao, dẫn đến trong thời gian vừa qua diện tích và sản lượng khoai lang bị giảm sút. Để góp phần khắc phục những hạn chế về giống, các nhà khoa học thuộc Viện Cây lượng thực và cây thực phẩm đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống khoai lang có hàm lượng tinh bột cao cho các tỉnh phía Bắc”. Kết quả, đã chọn tạo được giống khoai lang VC6.


Vinh danh 10 nhà khoa học trẻ xuất sắc nhất 2020 (20/12/2020)

10 nhà khoa học trẻ xuất sắc và 20 nữ sinh viên tiêu biểu trong lĩnh vực khoa học công nghệ (KHCN) đã được vinh danh tại Lễ trao giải thưởng KHCN thanh niên Quả Cầu Vàng.