Tin KHCN trong nước

Khoa học công nghệ: ‘Chìa khóa’ nâng cao năng suất ngành công nghiệp (21/12/2020)

Giai đoạn 2021-2030, Chương trình nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa đặt mục tiêu tăng năng suất lao động bình quân hàng năm của toàn ngành công nghiệp ở mức 7,5%.


Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam giành Giải thưởng Dẫn đầu về đổi mới sáng tạo (21/12/2020)

Ngày 21-12, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ (KH-CN) Việt Nam phối hợp tổ chức lễ trao giải trực tuyến Giải thưởng “Tổ chức đổi mới sáng tạo năm 2020 của khu vực Nam Á và Đông-Nam Á” và vinh dự nhận Giải thưởng “Dẫn đầu về đổi mới sáng tạo năm 2020” trong nhóm các tổ chức nghiên cứu của Chính phủ tại khu vực Nam Á và Đông-Nam Á do Công ty  Clarivate (Vương quốc Anh) trao.


Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo máy tự động gia công đai ốc bốn cạnh M3,4 (21/12/2020)

Tự động hóa là thực hiện quá trình sản xuất mà trong đó các quá trình được thực hiện không có sự tham gia của con người. Tự động hóa quá trình sản xuất đã được ứng dụng từ rất lâu trên thế giới. Với sự phát triển của công nghệ điện tử, công nghê máy tình và công nghệ thông tin, công nghệ tự động hóa đã có bước tiến quan trọng. Quá trình tự động hóa không chỉ được thực hiện ở các máy riêng rẽ mà đã thực hiện tự động hóa cả quá trình sản xuất.


Nghiên cứu đặc tính hấp phụ và vận chuyển một số ion kim loại nặng và ion amoni trên nhôm ôxit, silic ôxit và đá ong có kích thước micro-nano (21/12/2020)

Sự phát triển khoa học kĩ thuật và công nghệ đã làm cho đời sống của con người ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, sự phát triển đó đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất là môi trường nước. Một trong số các chất gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường nước phải kể đến là các kim loại nặng và amoni. 


Nghiên cứu ứng dụng công nghệ hybrid để điều khiển và giám sát robot công nghiệp phục vụ công tác đào tạo của nhà trường (21/12/2020)

Một cách tự nhiên, chúng ta thường nghĩ ngay đến một cỗ máy, hình dạng tương tự con người và có những hoạt động tương tự con người khi có ai đó đề cập đến chủ đề robot. Nhưng trên thực tế, từ “robot” bao hàm rộng hơn rất nhiều. Robot là tất cả những máy điện hay máy cơ có khả năng thực hiện một chuỗi hành động phức tạp một cách tự động hay bán tự động. Thuật ngữ “Robot” được nhắc đến lần đầu tiên trong vở kịch “Rossum’s Univesal Robot” của Karel Capek năm 1922. Năm 1961 robot công nghiệp đầu tiên được ứng dụng trong nhà máy lắp ráp ô tô của General Motor - USA. Từ năm 1970 đến nay đã có nhiều báo cáo chính thức về sứ mệnh chinh phục không gian của các robot được gửi đi để thám hiểm hệ mặt trời.


Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống dây chuyền thiết bị đồng bộ chế biến ngô giống quy mô công nghiệp tiết kiệm năng lượng và thân thiện môi trường (21/12/2020)


Công trình “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống dây chuyền thiết bị đồng bộ chế biến ngô giống quy mô công nghiệp tiết kiệm năng lượng và thân thiện môi trường” của nhóm tác giả Viện Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy nông nghiệp (Bộ Công Thương) đã đạt giải Nhất - Giải thưởng Sáng tạo Khoa học - công nghệ Việt Nam (VIFOTEC) năm 2019 ở lĩnh vực tiết kiệm năng lượng.

Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo tồn đa dạng sinh học quy mô làng, xã tại Khu dự trữ Sinh quyển Mũi Cà Mau (21/12/2020)

Hiện nay, ở Việt Nam, việc tiếp tục nghiên cứu những nơi có giá trị đa dạng sinh học cao nhưng chưa được xác lập thành các khu bảo tồn hoặc chưa đạt tiêu chí xác lập khu bảo tồn là rất cần thiết. Mặt khác, hầu hết các khu dự trữ sinh quyển ở Việt Nam đều có diện tích lớn, có nơi lên đến hàng trăm nghìn ha. Vùng lõi của các khu dự trữ sinh quyển thường là các vườn quốc gia hoặc khu bảo tồn thiên nhiên. Đây là vùng được quản lý và bảo vệ nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật.


Nghiên cứu chọn tạo giống lúa cực ngắn ngày cho các tỉnh phía Bắc (21/12/2020)

Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu cây trồng nói riêng đang là mục tiêu to lớn của quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa. DO vậy để chuyển đổi cơ cấu cây trồng thành công thì trước hết phải có những bộ giống lúa mới cực ngắn ngày chống chịu sâu bệnh tốt hoặc né tránh thiên tai, thích ứng rộng với nhiều vùng sản xuất để phục vụ yêu cầu thâm canh tăng vụ.


Tác động của Chương trình nông thôn miền núi đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang (21/12/2020)

Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) nông thôn và miền núi, từ năm 1986 đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình “Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) phục vụ phát triển KT-XH nông thôn miền núi - Chương trình NTMN. Đối với Bắc Giang, Chương trình NTMN giai đoạn 2016-2020 đã có tác động tích cực đến việc hình thành các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh; phát triển thương hiệu và sản phẩm thuộc Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm (OCOP).


Bắc Giang: Ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình trồng thâm canh cây Ba kích tím dưới tán rừng (21/12/2020)

Với lợi thế về điều kiện tự nhiên và những căn cứ khoa học từ việc thực hiện các đề tài trước đó, Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang đã đề xuất và được UBND tỉnh phê duyệt thực hiện dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) xây dựng mô hình trồng thâm canh cây Ba kích tím dưới tán rừng trên địa bàn huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. Kết quả thực hiện dự án đã cho hiệu quả kinh tế (lãi) khoảng gần 1 tỷ/ha, cao gấp 5-6 lần so với trồng keo.