Tin KHCN trong nước

Những tiến bộ trong nghiên cứu, ứng dụng giống vật nuôi tại Việt Nam (23/12/2020)

Trong những năm qua, ngành chăn nuôi nước ta có sự tăng trưởng khá cả về sản lượng và giá trị, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đóng góp cho sự gia tăng về năng suất và sản lượng của ngành chăn nuôi có nhiều yếu tố, trong đó giống giữ vai trò quan trọng hàng đầu (giống vật nuôi tốt có thể làm tăng năng suất đến 30%). Bài viết điểm lại một số tiến bộ trong nghiên cứu, ứng dụng giống vật nuôi tại Việt Nam trong thời gian qua.


Nghiên cứu, đề xuất định hướng thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) ở Việt Nam (23/12/2020)

Việc triển khai trí tuệ nhân tạo (AI) trên thế giới bắt đầu có xu hướng bùng nổ trong những năm qua đó mặc dù AI đã được đặt nền móng nghiên cứu từ những năm 60 của thế kỷ trước đó là trước kia AI dựa chủ yếu vào các thuật toán với lượng dữ liệu còn rất hạn hẹp và do đó phải chạy trên những “siêu máy tính”. Tại Việt Nam, có hai lĩnh vực có tiềm năng ứng dụng AI rất lớn đó là xử lý ngôn ngữ tự nhiên và an toàn an ninh mạng. Đây cũng là hai lĩnh vực mà Bộ TT&TT cũng đặt nhiều ưu tiên cho việc phát triển sản phẩm CNTT trọng điểm mang thương hiệu Việt. 


Nghiên cứu giải pháp tạo nguồn và kỹ thuật tưới tiết kiệm nước nhằm phát triển bền vững cây điều vùng Đông Nam Bộ (23/12/2020)

Hạn hán là một trong những thiên tai tự nhiên gây nên những thảm hoạ to lớn cho con người, gây ra những tổn thất to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội, nhất là về nông nghiệp. Chính vì tính khốc liệt và phức tạp mà chủ đề về hạn hạn và quản lý hạn hán được sự quan tâm của các nhà khoa học trong nhiều lĩnh vực khác nhau suốt các thập kỷ qua, trong đó các nhà nghiên cứu về thủy lợi tập trung nghiên cứu các giải pháp cấp nước/trữ nước, tưới tiết kiệm nước phù hợp với vùng khô hạn. 


Khai thác và phát triển nguồn gen Tam thất hoang (Panax stipuleanatus H.T. Tsai et K.M. Feng) và Hoàng liên Ô rô (Mahonia nepalensis DC) làm nguyên liệu sản xuất thuốc (23/12/2020)

Tam thất hoang và Hoàng liên ô rô là những loài có tính năng dược lý quý, đang bị khan hiếm dần, có tên trong Sách Đỏ Việt Nam và hiện đã đang được quan tâm nhiều ở trong nước. Nhu cầu phát triển loài cây này là rất cấp bách, trước mắt là nhằm bảo tồn loài, ngăn chặn nguy cơ thất thoát nguồn gen, về lâu dài là phát triển và nhân rộng về số lượng để cung cấp nguyên liệu làm thuốc, nâng cao thu nhập kinh tế cho người dân và cộng đồng.


Nghiên cứu phát triển kỹ thuật đo liều bức xạ nơtron (23/12/2020)

Hầu hết các nhân viên bức xạ làm việc ở nhà máy điện nguyên tử, các lò phản ứng nghiên cứu, các máy gia tốc dùng trong nghiên cứu và y tế, các máy phát nơtron dùng trong công nghiệp, v.v. đều được kiểm soát liếu chiếu gây ra bởi bức xạ nơtron, gamma bằng liều kế cá nhân và các máy kiểm soát liều, suất liều. 


Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột nấm men giầu kẽm hữu cơ làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng (23/12/2020)

Nấm men từ lâu đã được xem là đối tượng tiềm năng với ngành Công nghiệp thực phẩm trong nước cũng như trên thế giới, trong đó phổ biến nhất là công nghiệp sản xuất bia. Ứng dụng của nấm men trong sản xuất bia đã được biết đến từ rất xa xưa, ngày nay nấm men được nghiên cứu, tuyển chọn, phân lập có rất nhiều loài với nhiều hình thái lên men: lên men chìm và lên men bề mặt. Với mỗi công nghệ lên men lại cho ra những sản phẩm đặc trưng riêng. Ngoài ra, nấm men còn được nghiên cứu và ứng dụng rất nhiều trong chăn nuôi. 


Hoàn thiện công nghệ trồng trọt, sản xuất cao định chuẩn và sản xuất chế phẩm từ cây Dây thìa canh (Gymnema sylvestre (Retz.) R.Br. ex Schult) hỗ trợ điều trị đái tháo đường (23/12/2020)

Tại Việt Nam, tỷ lệ đái tháo đường (ĐTĐ) chung cho cả nước là khoảng 5% dân số và khoảng 15-20% số người có nguy cơ mắc bệnh rất cao, chủ yếu tập trung ở lứa tuổi lao động, từ 30-64 tuổi. Bệnh thường được phát hiện và điều trị muộn, đi kèm với nhiều biến chứng nguy hiểm bao gồm các biến chứng cấp gây hôn mê hoặc tử vong hoặc các biến chứng lâu dài như các bệnh lý mạch máu, thần kinh, mù loà, tổn thương thận, cắt cụt chi, v.v... Chi phí điều trị rất tốn kém do bệnh nhân phải dùng thuốc gần như suốt đời. 


Sản xuất thử nghiệm xúc xích lên men khô và bán khô bằng công nghệ vi sinh (23/12/2020)

Xúc xích lên men (XXLM) là sản phẩm khá phổ biến trên thế giới bởi hương vị thơm ngon và giàu dinh dưỡng, tuy nhiên sản phẩm này hầu như chưa được sản xuất ở Việt Nam bởi công nghệ sản xuất đòi hỏi khá khắt khe về nguyên liệu thịt, về quá trình lên men và làm khô làm chín... Cùng với đó là quá trình kiểm soát các yếu tố công nghệ trong quá trình lên men, làm chín, bảo quản… là các giải pháp hiện đang được rất nhiều nước quan tâm giúp kiểm soát chất lượng sản phẩm, đảm bảo VSATTP cho người tiêu dùng. 


Ứng dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến và công nghệ sản xuất giống hiện đại phát triển giống lúa chất lượng cao tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang (23/12/2020)

Theo khảo sát của Trường Đại học Cần Thơ, vùng quy hoạch Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, gồm 4 xã Vĩnh Viễn, xã Vĩnh Viễn A, xã Lương Tâm và xã Lương Nghĩa thuộc huyện Long Mỹ - vùng sâu vùng xa của tỉnh Hậu Giang – có 80% diện tích đất trồng lúa nhiễm phèn và một tỉ lệ diện tích nhất định bị nhiễm mặn. Nông dân trong vùng chưa quan tâm đến xử lý phèn ngay từ đầu vụ; tập quán sản xuất 3 vụ lúa trong năm, thời gian 2 vụ liền kề ngắn, rơm rạ bị chôn vùi khi làm đất không đủ thời gian để phân hủy nên sau khi sạ rễ lúa dễ bị ngộ độc hữu cơ.


Sàng lọc phân tử các bacteriocin có tiềm năng kháng ung thư từ khu hệ vi sinh vật người bằng cách tiếp cận tin sinh học và sinh học phân tử (23/12/2020)

Nhằm sàng lọc các bacteriocin tương tự Azurin có tiềm năng kháng ung thư từ khu hệ vi sinh vật người nhằm phát triển các thuốc chống ung thư mới góp phần bảo vệ sức khỏe con người, cụ thể là sàng lọc phân tử các bacteriocin tương tự Azurin có tiềm năng kháng ung thư từ khu hệ vi sinh vật người, mô phỏng cấu trúc và nghiên cứu mô hình phân tử gắn kết (docking) của bacteriocin với một số protein đích của tế bào ung thư, tách dòng, biểu hiện (hoặc hóa tổng hợp) và tinh chế 01-02 bacteriocin sau sàng lọc có tiềm năng kháng ung thư nhất.