Tin KHCN trong nước
Ứng dụng làm chủ công nghệ sản xuất sợi thủy tinh dùng cho thông tin quang (09/11/2021)
-   +   A-   A+   In  
Ngày nay, mạng viễn thông và công nghệ thông tin đang có sự phát triển mạnh mẽ nhờ vào một nền tảng băng rộng do mạng thông tin sợi quang mang lại. Với sự phát triển của công nghệ cơ khí, công nghệ hóa chất, công nghệ tự động hóa… đã giúp cho các nhà sản xuất có được công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại, cho phép sản xuất sợi quang với năng suất cao, chất lượng ngày càng ổn định và tốt hơn, dẫn tới chi phí sản xuất giảm đi và điều đó dẫn tới sợi quang ngày càng được sử dụng rộng rãi và phổ biến hơn. Với những ưu điểm vượt trội như suy hao thấp, miễn nhiễm đối với các nguồn nhiễu điện từ trường, cự ly thông tin xa hơn đã giúp cho việc lựa chọn hệ thống thông tin quang là hiệu quả nhất. đến thời điểm hiện tại, thì các nhà mạng như VNPT, Viettel... hầu như đã hoàn thành nâng cấp lên hệ thống thông tin toàn quang, nghĩa là không còn cáp đồng ở các khu vực triển khai mới.

Theo báo cáo nghiên cứu về Doanh thu và dự báo thị trƣờng sợi quang toàn cầu đến năm 2025, (Source: Insight Partners Analysis), thì thị trường về sản phẩm sợi quang năm 2025 sẽ gấp 3 lần so với năm 2015. Điều đó cho thấy nhu cầu sử dụng sợi quang trên thế giới là rất lớn. Các số liệu thể hiện ở bảng số liệu sau:

Trong báo cáo đã chỉ ra rằng:

- Nhu cầu về sợi quang lớn nhất là các ngành phát thanh truyền hình, công nghệ thông tin và truyền thông, chiếm tỷ trọng ổn định khoảng 67,3% (2015) và dự báo sẽ chiếm khoảng 69,9% (2025);

- Nhu cầu trong các ngành công nghiệp, chiếm 14,7% (2015) và dự báo chiếm đến 14,1% (2025).

- Nhu cầu cầu quốc phòng, chiếm khoảng 8,0% (2015) và dự báo chiếm khoảng 7,4% (2025).

- Các nhu cầu còn lại sẽ là của ngành y tế và các ngành khác. Như vậy, nhu cầu về sợi quang của ngành thông tin và truyền thông, phát thanh và truyền hình chiếm tỷ lệ vượt trội so với các ngành công nghiệp khác. Dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất sợi thủy tinh dùng cho thông tin quang là một dự án mang tính khả thi, góp phần chung vào chiến lược phát triển của tập đoàn VNPT, chủ động vật tư để phát triển mạng lưới, tạo lợi thế cạnh tranh với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông khác.

Như vậy, cùng với việc đầu tư xây dựng hai tuyến cáp quang biển quốc tế mới, VNPT hiện là đơn vị có hạ tầng truyền dẫn mạnh nhất, hoàn chỉnh nhất, từ cáp quang biển, cáp đất liền đến vệ tinh. Còn đối với hệ thống hạ tầng trong nước, năm 2018, VNPT đã và đang triển khai các dự án phát triển mạng băng rộng, mở rộng mạng MAN-E tại Hà Nội, Tp.HCM và 63 tỉnh thành trên cả nước; VNPT đã mở rộng mạng VN2, Backbone, mạng truyền dẫn khu vực Tây Bắc, Đông Bắc, miền Trung, miền Nam. Trang bị thiết bị OLT- GPON đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ Internet cáp quang tốc độ cao tới các vùng sâu, vùng xa trên cả nước.

Tất cả những nỗ lực trên của VNPT đều là nhằm mục tiêu đảm bảo có một hạ tầng mạng tốt nhất, đáp ứng tốt nhất chất lượng mạng lưới, dịch vụ do VNPT cung cấp tới khách hàng. Như vậy nhu cầu về sợi quang là rất lớn để giúp các nhà mạng chủ động phát triển mạng lưới mà không bị phụ thuộc vào thị trường quốc tế.

Trên cơ sở đó, Cơ quan chủ trì Công ty cổ phần Thiết bị Bưu điện cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài Th.S Trần Hải Vân thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất sợi thủy tinh dùng cho thông tin quang”. Với các mục tiêu chính như sau:

- Xây dựng nhà máy và lắp đặt 4 dây chuyền sản xuất sợi thủy tinh với tổng công suất thiết kế 3,2 triệu km sợi/năm theo công nghệ mới, hiện đại nhất hiện nay là công nghệ kéo đứng;

- Tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ các nước G7/châu Âu, nghiên cứu làm chủ công nghệ sản xuất sợi thủy tinh dùng cho thông tin quang theo tiểu chuẩn quốc tế;

- Sản xuất các sản phẩm sợi thủy tinh đảm bảo tiêu chuẩn và khuyến nghị quốc tế ITU-T G652D, G655, G.657.A1.

Sau 2 năm, Công ty cổ phần thiết bị bưu điện đã hoàn thành việc xây dựng nhà máy sản xuất sợi thủy tinh dùng cho thông tin quang (sợi quang) cùng hệ thống thiết bị phụ trợ đáp ứng yêu cầu công nghệ; Chúng tôi đã làm chủ được việc vận hành hệ thống thiết bị sản xuất sợi quang (kéo sợi, nhiệt luyện, sang lô, nhuộm màu, đo kiểm); Các KTV và cán bộ nhà máy đã nắm vững các quy trình công nghệ cần thiết cho việc sản xuất sợi quang một cách an toàn, hiệu quả.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 16771/2019) tại Cục Thông tin KH&CN Quốc gia.

Nguồn: NASATI

Số lượt đọc: 1950

Về trang trước Về đầu trang