Tin KHCN trong nước
Nghiên cứu thiết kế quy trình công nghệ sản xuất vải dệt thoi tơ tằm pha PLC (POLYLACTIC ACID) (14/09/2021)
-   +   A-   A+   In  
Ngày nay, khi con người đã nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và an toàn sử dụng, sản phẩm dệt may từ sợi tự nhiên vẫn được ưa chuộng. Tuy nhiên, sợi tự nhiên có nhược điểm là độ bền kém và khó khăn khi sử dụng trong khi sợi tổng hợp lại rất đảm bảo về độ bền và dễ dàng sử dụng. Do đó, sợi tổng hợp vẫn chiếm một thị phần lớn, khó thay thế được.

Sợi Polyester (Poly (Ethylene Terephthalate), PET) có những tính chất rất tốt khi sử dụng trong dệt may. Cũng giống như một số loại sợi tổng hợp khác, PET có nguồn gốc tự dầu mỏ, quy trình sản xuất PET có ảnh hưởng đến việc nóng lên của toàn cầu. Gần đây, Poly (Polylactic acid) hoặc PLA, một sợi tổng hợp thân thiện với môi trường được phát triển và được dự kiến sẽ thay thế mặt hàng PET. PLA có thể sử dụng trong may mặc và các ứng dụng không dệt cho hàng dệt may. PLA là vật liệu dệt phân hủy sinh học, được làm từ ngô và các loại tinh bột khác nên PLA cũng thường được gọi là sợi ngô. Axit lactic là một hợp chất phổ biến trong các sinh vật sống (bao gồm cả con người). Vì vậy, sản phẩm của PLA có tính an toàn cao và phân hủy bởi vi khuẩn, có khả năng kháng khuẩn, chống cháy, chống tia cực tím. Cụ thể là PLA chậm bắt lửa mà khi cháy, PLA tỏa ra ít khói hơn, phát ra nhiệt lượng thấp hơn 60% so với PET nên giảm đi độ nguy hiểm của vật liệu khi cháy. PLA có độ bền cao. Để PLA thủy phân, độ ẩm tương đối cần cao hơn 98% và nhiệt độ bắt buộc bằng hoặc trên 60°C. Trong quá trình sản xuất, PLA yêu cầu điều kiện xử lý nhẹ nhàng hơn so với PET.

PLA có thể nhuộm bằng thuốc nhuộm phân tán nhuộm theo tiêu chuẩn và quy trình nhuộm PET, nhưng lại có một số khác biệt giữa PLA và PET. Hệ số khúc xạ của PLA thấp hơn PET hoặc nylon, có thể được nhuộm màu sâu hơn và tươi sáng hơn. Do đó, một cuộc nghiên cứu mới tiếp tục tập trung vào việc pha trộn PLA với các loại sợi dệt khác để cải thiện độ bền và những tính chất thiết yếu.

Tơ tằm là một vật liệu cao cấp với mức giá khá cao so với các loại sợi dệt thông thường. Pha trộn tơ tằm với PLA được quan tâm vì PLA là một loại sợi tổng hợp phân hủy sinh học có nguồn gốc từ thực vật và PLA thân thiện với môi trường và người sử dụng hơn PET. Định hướng nghiên cứu pha trộn tơ tằm với sợi PLA để tạo ra một loại vải pha trộn mới. Vải tơ tằm pha PLA có giá thành rẻ hơn vải tơ tằm 100% sẽ giúp giảm chi phí trong sản xuất vải tơ tằm với nhiều đặc tính mới.

Nhóm nghiên cứu do Cơ quan chủ trì Chi Nhánh Công Ty Cổ Phần - Viện Nghiên Cứu Dệt May Tại TP.HCM cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài Nguyễn Phi Thảo Linh để thực hiện nghiên cứu Nghiên cứu thiết kế quy trình công nghệ sản xuất vải dệt thoi tơ tằm pha PLC (POLYLACTIC ACID) với mục tiêu: Làm chủ quy trình công nghệ sản xuất vải dệt thoi tơ tằm pha PLA bằng cách sử dụng sợi dọc tơ tằm và sợi ngang PLA. Góp phần tạo ra sản phẩm dệt may xanh áo kiểu, áo sơ mi công sở nữ có tính cạnh tranh cao, an toàn và thân thiện.

Tơ tằm là kết quả của sự hóa rắn chất lỏng nhớt do con tằm tiết ra, đây là loại sâu bướm chủ yếu sống bằng ăn lá dâu. Sâu bướm này có tuyến sản sinh serisin ở hai bên sườn là các ống dạng phễu hẹp. Ở cuối thân sâu tằm, hai ống này hợp lại hình thành một kênh tiết dịch ngắn duy nhất. Philamăng tiết ra rắn lại khi tiếp xúc với không khí để hình thành một sợi tơ mà con tằm cuốn quanh mình, làm thành kén trong thời gian 3 đến 4 ngày. Kén gồm 2 hoặc 3 km tơ trong đó chỉ có vài trăm mét phù hợp cho mục đích kéo sợi. Sợi tơ philamăng liên tục, có bề dày từ 24 đến 30 µm và có nhiều chỗ không đều dọc theo chiều dài. Nó làm từ 2 dải serixin từ 2 tuyến tơ của sâu tằm. Các dải này dính vào nhau và xoắn nhẹ vào nhau.

So sánh kết quả thử nghiệm đạt đƣợc với mục tiêu đề tài đặt ra, đề tài có một số kết luận và nhận xét như sau:

- Nhóm nghiên cứu đã hoàn thành mục tiêu đặt ra.

- Các chỉ tiêu kỹ thuật của sản phẩm đều đạt yêu cầu. Việc ứng dụng công nghệ này vào sản xuất trên các thiết bị hiện có ở CN CTCP - Viện Nghiên Cứu Dệt May Tại TP HCM hay tại các đơn vị khác ở Việt Nam là hoàn toàn khả thi.

- Việc lựa chọn mặt hàng nào cho phù hợp phải căn cứ vào thị hiếu khách hàng, các Công ty hoàn toàn có thể làm được. Với phạm vi đề tài nghiên cứu, chúng tôi mới thử nghiệm trên một vài mẫu do đó còn hạn chế về mặt hàng.

- Đây là mặt hàng mới trên thị trường với sự kết hợp hài hòa đặc tính của nguyên liệu. Công nghệ ứng dụng sản xuất không đòi hỏi mới nhiều so với các mặt hàng vải tơ tằm hay vải cotton truyền thống, ngƣợc lại chế độ xử lý còn thuận lợi hơn

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 16488/2019) tại Cục Thông tin KH&CN Quốc gia.

Nguồn: NASATI

Số lượt đọc: 3088

Về trang trước Về đầu trang