Nghiên cứu - Ứng dụng KH&CN
Nghiệm thu dự án SXTN “Xây dựng mô hình sản xuất rau ăn lá, rau ăn quả đạt chứng nhận VietGAP tại xã Châu Pha, huyện Tân Thành, tỉnh BR-VT” (04/01/2021)
-   +   A-   A+   In  

Ngày 29/12, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện dự án SXTN “Xây dựng mô hình sản xuất rau ăn lá, rau ăn quả đạt chứng nhận VietGAP tại xã Châu Pha, huyện Tân Thành, tỉnh BR-VT” với mục tiêugóp phần giới thiệu và triển khai sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, cải thiện năng suất, chất lượng rau ăn lá, quả ở xã Châu Pha, huyện Tân Thành, tỉnh BR-VT. 

Thành phần tham dự gồm Chủ tịch hội đồng là ông Đỗ Hữu Hiền – Phó Giám đốc Sở KH&CN. Chủ nhiệm dự án là ThS. Phạm Thị Mười, Trung tâm Nghiên cứu Cây ăn quả  miền Đông Nam Bộ - là cơ quan chủ trì.

Hiện nay, xã Châu Pha có diện tích khoảng 250 ha trồng rau các loại, trong đó chủ yếu là rau ăn lá và rau ăn quả. Với lợi thế vị trí đia lý, cơ sở hạ tầng, điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi nên sản xuất rau của xã Châu Pha những năm vừa qua đạt hiệu quả kinh tế khá cao. Qua thời gian thực hiện dự án (từ tháng 6/2017 - tháng 11 năm 2020) đã đạt được kết quả:

+ Khảo sát đánh giá hiện trạng sản xuất rau đối chiếu với tiêu chuẩn VietGAP tại Châu Pha. Vườn rau chiếu với tiêu chí VietGAP tại xã Châu Pha cho thấy vùng trồng khá tập trung và nằm trong khu vực được quy hoạch sản xuất rau;

+ Xây dựng mô hình sản xuất rau ăn lá, quả đạt chứng nhận VietGAP quy mô 5 ha với 20 hộ tham gia tại xã Châu Pha, với năng suất cải xanh tăng 16,29%, mồng tơi 15,32%, dưa leo 29,03% so với đói chứng. Nhà vườn được chuyển giao việc sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, biết lựa chọn và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có hiệu quả, ít ảnh hưởng đến môi trường. Trong quá trình sản xuất, các cây sinh trưởng, phát triển tốt và hiệu quả sản xuất tăng ở mô hình cải xanh 34,25%, mồng tơi 41,28%, bí xanh 74,49%, dưa leo la 65,53% so với đối chứng;

+ Đã tiến hành đánh giá và cấp giấy chứng nhận VietGAP cho 20 hộ thực hiện mô hình sản xuất đạt tiêu chuẩn với quy mô 5,0 ha trong đó có 1,0 ha rau ăn lá; 4,0 ha rau ăn quả;

+ Lập hồ sơ xây dựng logo, nhãn hiệu hàng hóa cho các sản phẩm rau an toàn của Hợp tác xã. Kết nối các hộ sản xuất với các đơn vị thu mua thông qua Hợp tác xã sản xuất Thương mại Dịch vụ Châu Pha;

+ Đã đào tạo 20 kỹ thuật viên làm nòng cốt nắm vững kiến thức, có thể áp dụng tốt trong sản xuất rau ăn lá, quả theo tiêu chuẩn VietGAP và có khả năng hướng dẫn nhân rộng trong sản xuất.

Với kết quả thực hiện sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Châu Pha sẽ giúp người sản xuất giải quyết khâu chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm của rau, giúp đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, người sản xuất, môi trường sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm rau khi ra thị trường bên ngoài, và đặc biệt là từng bước cải thiện đời sống kinh tế của nhà vườn trồng rau ở xã.

Hội đồng đánh giá đạt yêu cầu, tuy nhiên cần bổ sung hoàn thiện theo góp ý của Hội đồng.

Nguồn: Nguyễn Tuyết

Số lượt đọc: 2658

Về trang trước Về đầu trang