Nghiên cứu - Ứng dụng KH&CN
Nghiệm thu đề tài nghiên cứu một số bệnh thường gặp trên một số loài cá biển nuôi (19/12/2014)
-   +   A-   A+   In  

Ngày 19/12, Sở KH&CN tổ chức nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu một số bệnh thường gặp trên một số loài cá biển nuôi tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT), đề xuất giải pháp phòng trị” do ThS. Bùi Quang Mạnh, Phân viện Nghiên cứu Hải sản phía Nam làm chủ nhiệm đề tài.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định tác nhân gây bệnh thường gặp trên cá biển nuôi (cá Mú, cá Hồng, cá Chẽm, cá Bớp) tại BR-VT và đề xuất giải pháp phòng trị bệnh. Thời gian nghiên cứu từ tháng 11/2012 đến tháng 8/2014.

Theo kết quả nghiên cứu đề tài, vùng nuôi cá biển lồng bè chủ yếu tập trung tại xã Long Sơn, TP. Vũng Tàu và huyện Tân Thành. Tổng diện tích nuôi khoảng 68,7 ha với tổng cộng khoảng 4.000 lồng nuôi. Trong đó, vùng nuôi tại xã Long Sơn thuộc TP. Vũng Tàu chiếm 60% còn lại là huyện Tân Thành chiếm 40%. Vùng nuôi cá biển trong ao đầm tập trung tại khu vực Gò Găng thuộc xã Long Sơn, xã Tân Hoà thuộc huyện Tân Thành và huyện Long Điền. Diện tích nuôi cá biển trong ao đầm huyện Long Điền có diện tích lớn nhất, khoảng 172 ha, tiếp đến khu Gò Găng là 81 ha và huyện Tân Thành có diện tích nuôi khoảng 100 ha. Nguồn giống cá Mú, cá Hồng, cá Bớp chủ yếu nhập từ nước ngoài với tỷ lệ trên 60%. Nguồn giống cá Chẽm chủ yếu là sản xuất nhân tạo trong nước. Theo điều tra, 100% số hộ nuôi cá biển không kiểm tra các yếu tố môi trường nước trong quá trình nuôi. Có đến 100% số hộ nuôi cá có cá bị bệnh ký sinh trùng, lở loét, xuất huyết, mù mắt. Bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất đối với cá biển nuôi tại tỉnh BR-VT là do ký sinh trùng như sán lá đơn chủ (tỷ lệ nhiễm là 42,9%), trùng quả dưa nước mặn (tỷ lệ nhiễm là 31,3%), trùng bánh xe (24,1%), đỉa biển (18%). Cá biển nuôi tại BR-VT bị nhiễm bệnh vi khuẩn Vibrio cao, tỷ lệ nhiễm trung bình là 48,4%.

Đề tài cũng đưa ra giải pháp phòng bệnh cho cá biển nuôi tại tỉnh BR-VT là sử dụng Vicato và TCCA treo xung quanh lồng nuôi và rải đều trong ao nuôi để có tác dụng tốt trong phòng bệnh đối với cá biển nuôi. Đồng thời là giải pháp trị bệnh cho cá biển nuôi dùng Formaline kết hợp với nước ngọt trong trị bệnh do ký sinh trùng trên cá biển nuôi đạt hiệu quả cao, cá nuôi sau khi trị bệnh có tỷ lệ nhiễm bệnh từ 0,0 đến 16,7%.

Theo Hội đồng nghiệm thu, đề tài đã đạt mục tiêu đề ra tuy nhiên cần chỉnh sửa một số nội dung theo góp của Hội đồng. Đề tài được Hội đồng nghiệm thu và xếp loại khá.

Nguồn: Huyền Trang

Số lượt đọc: 4304

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Chuyển giao ứng dụng kết quả đề tài nghiên cứu nhiệm vụ khoa học công nghệ đợt II năm 2024 (01/11/2024)
  • Tư vấn tuyển chọn thực hiện Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình nông nghiệp tuần hoàn trong lĩnh vực trồng trọt tại huyện Côn Đảo” (27/09/2024)
  • Hội đồng nghiệm thu đề tài Tác động của biến đổi khí hậu đối với sức khoẻ người dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và đề xuất giải pháp ứng phó (20/09/2024)
  • Thông báo tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN năm 2024 (đợt 1) (25/07/2024)
  • Hội đồng nghiệm thu đề tài Nghiên cứu, xác định nguyên nhân nhiễm mặn và đề xuất các giải pháp hạn chế tác động ở khu vực cánh đồng Bưng, xã Phước Hội, huyện Đất Đỏ (18/07/2024)
  • Hội đồng nghiệm dự án SXTN “Xây dựng mô hình sản xuất nhãn VietGAP theo hướng hữu cơ tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” (23/04/2024)
  • Hội đồng nghiệm thu dự án sản xuất thử nghiệm “Xây dựng các mô hình chuyển đổi – thâm canh một số cây trồng có hiệu quả tại xã Tân Lâm, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” (12/04/2024)
  • Hội nghị chuyển giao kết quả nghiên cứu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh nghiệm thu năm 2023 (14/03/2024)
  • Hội đồng nghiệm thu đề tài “Đánh giá hiện trạng quần thể Dugong (Dugong dugon) và cỏ biển tại Côn Đảo, đề xuất giải pháp quản lý và bảo tồn” (04/03/2024)
  • Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi Ruồi lính đen (Hermetia illucens) để xử lý chất thải nông nghiệp và sản xuất thức ăn chăn nuôi thuỷ sản ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (15/12/2023)