Tin KHCN trong nước
Ứng dụng công nghệ thông tin - giải bài toán ‘giải cứu’ nông sản (29/06/2020)
-   +   A-   A+   In  

Nếu ứng dụng công nghệ thông tin để dự báo chính xác sản lượng từng loại nông sản, chúng ta sẽ giải được vấn đề, từ đó không phải giải cứu nông sản…

Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại quốc tế như: EVFTA, CPTPP… tạo ra nhiều cơ hội, song cũng đầy thách thức đối với ngành nông nghiệ. Do đó, việc đưa khoa học công nghệ, kỹ thuật vào phát triển các ngành nghề, đặc biệt là nông nghiệp thông minh đặt ra rất nhiều bài toán cần các doanh nghiệp công nghệ giải cho người nông dân. 

Chia sẻ vấn đề này, ông Trần Quang Cường, CEO Nextfarm cho hay, việc dự báo sản lượng các sản phẩm nông nghiệp tại Việt Nam hiện nay chưa được ứng dụng công nghệ để xử lý nên vẫn chủ yếu dự báo bằng kinh nghiệm.

 Ứng dụng công nghệ thông tin vào nông sản để đem lại hiệu quả cao

Tại một số nước có công nghiệp nông nghiệp như Australia, họ không những ứng dụng công nghệ dự báo sản lượng sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra mà còn để dự báo nhu cầu tiêu thụ của thị trường, đồng thời đáp ứng nhu cầu này tốt nhất. Một trang trại họ có thể biết được nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nông sản của một siêu thị mà họ cung cấp ra sao để cung cấp cho siêu thị này, tránh trường hợp dư thừa hoặc thiếu nông sản.

Còn tại Việt Nam, ông ví dụ sản phẩm vải thiều ở Lục Ngạn, Thanh Long ở Bình Thuận, nếu được ứng dụng công nghệ xử lý dự báo tốt thì chính quyền và người dân sẽ biết tương đối chính xác sản lượng năm đó khoảng bao nhiêu, từ đó mới có đủ thời gian lên kế hoạch để tiêu thụ sản phẩm.

Chính vì lẽ đó, ông Cường cho rằng, bài toán về ứng dụng công nghệ để dự báo sản lượng nông nghiệp cực kỳ thiết thực, nhưng chưa có bên nào làm. Vì thế thỉnh thoảng chúng ta lại thấy rộ lên việc giải cứu nông sản như dưa hấu, khoai lang, gừng, thanh long… Đó là hệ quả của việc không dự báo được sản lượng nông sản cho từng mùa vụ.

"Nếu ứng dụng công nghệ thông tin để dự báo chính xác sản lượng từng loại nông sản, chúng ta sẽ giải được vấn đề, từ đó không phải giải cứu nông sản như vậy nữa", ông Cường khẳng định.

Hơn nữa, nếu đưa công nghệ vào nông nghiệp theo một quy trình khoa học sẽ giúp người nông dân tăng năng suất hiệu quả trong sản xuất và cho tỷ lệ lợi nhuận rất tốt so với việc đầu tư vào các ngành nghề khác.

Nguồn: vietq.vn

Số lượt đọc: 2236

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong thu hồi protein từ nước rửa trong quá trình sản xuất surimi, chả cá tại các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất đối với các nhà máy chế biến nước mắm truyền thống trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)