Nghiên cứu - Ứng dụng KH&CN
Nghiên cứu thiết kế, chế tạo, lắp đặt hệ thống sấy mực ống bằng công nghệ sấy chân không trên tàu khai thác hải sản xa bờ có năng suất 200kg/mẻ (14/09/2015)
-   +   A-   A+   In  

Ngày 11/9, Sở KH&CN tổ chức hội đồng tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện đề tài  “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo, lắp đặt hệ thống sấy mực ống bằng công nghệ sấy chân không trên tàu khai thác hải sản xa bờ có năng suất 200kg/mẻ” do ThS. Nguyễn Như Sơn, Phân Viện Nghiên cứu Hải sản phía Nam đăng ký làm Chủ nhiệm đề tài. Thời gian dự kiến thực hiện trong 24 tháng (9/2015 đến 8/2017).

Mục tiêu của đề tài là thiết kế, chế tạo, lắp đặt 01 hệ thống sấy mực ống bằng công nghệ sấy chân không trên tàu khai thác hải sản xa bờ có năng suất 200kg/mẻ để nâng cao chất lượng và giá trị mực ống sấy khi khai thác xa bờ.

Theo thông tin từ chủ nhiệm đề tài, tính đến năm 2014, BR-VT là trung tâm nghề cá lớn của cả nước với số lượng tàu đánh bắt xa bờ có khoảng 2.698 chiếc, trong đó tàu lưới kéo là 1.879 chiếc (chiếm 69,6%) tiếp đến là lưới rê (16%), lưới vây (6,9%), câu mực và chụp mực (4,2%), bẫy ghẹ (2%) và tàu thu mua (1,2%). Sản lượng mực ống được khai thác chủ yếu bằng nghề lưới kéo, câu mực, chụp mực và lưới vây. Trong thực tế sản xuất tại địa phương, các nghề câu mực, chụp mực và lưới vây thường có sản lượng mực ống chiếm tỷ lệ thấp và bảo quản bằng phương pháp đá lạnh. Đối với nghề lưới kéo tuy sản lượng mực ống khai thác chiếm tỷ lệ cao và mực ống khô được sấy chủ yếu bằng phơi nắng tự nhiên và sấy không khí nóng của nhiệt ống khói. Hiện nay, giá mực ống khô trên các tàu lưới kéo tỉnh BR-VT chỉ đạt loại lớn là 300.000đ/kg và loại nhỏ 100.000đ/kg thấp hơn 1,8 lần so với các tỉnh khác trong khu vực Đông Nam Bộ. Phương pháp sấy khô sản phẩm mực ống trên tàu lưới kéo khai thác hải sản xa bờ của tỉnh hiện nay sử dụng kết hợp phơi nắng và tận dụng nguồn nhiệt từ máy chính để sấy khô sản phẩm mực ống  có nhiều hạn chế sản phẩm mực ống khô hiện nay thường bị nấm mốc, hư hại; mùa mưa độ ẩm không khí cao nên khó khăn trong quá trình phơi khô hoặc sấy khô bằng nhiệt… Vì vậy, đề tài “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo, lắp đặt hệ thống sấy mực bằng công nghệ sấy chân không trên tàu khai thác hải sản xa bờ công suất 200kg/mẻ” nhằm thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống thiết bị sấy chân không đặt dưới tàu lưới kéo sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc sấy khô sản phẩm mực ống trên tàu.

Hội đồng tuyển chọn đánh giá cao hiệu quả kinh tế của đề tài đồng ý đề nghị cho triển khai. Tuy nhiên, chủ nhiệm đề tài cần chỉnh sửa, bổ sung hoàn chỉnh thuyết minh đề cương nghiên cứu đề tài theo góp ý của Hội đồng. 

Nguồn: Huyền Trang

Số lượt đọc: 4440

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Tuyển chọn Đề tài Tình trạng sâu răng và hiệu quả sử dụng Vecni Fluor dự phòng sâu răng sớm ở trẻ em tại tỉnh BR-VT (29/04/2021)
  • Nghiệm thu dự án “Lựa chọn mô hình ứng dụng phục hồi san hô cứng tại Khu Ramsar Vườn quốc gia Côn Đảo” (23/04/2021)
  • Hội đồng nghiệm thu đề án của doanh nghiệp tham gia Chương trình KH&CN hỗ trợ doanh nghiệp đợt 8, 9, 10, 11 năm 2020 (25/01/2021)
  • Hội đồng tư vấn đánh giá giữa kỳ dự án thí điểm ứng dụng công nghệ cấu kiện lắp ghép bảo vệ bờ sông, hồ và biển (21/01/2021)
  • Nghiệm thu dự án SXTN “Xây dựng mô hình sản xuất rau ăn lá, rau ăn quả đạt chứng nhận VietGAP tại xã Châu Pha, huyện Tân Thành, tỉnh BR-VT” (04/01/2021)
  • Tuyển chọn Đề tài “Nghiên cứu, xác định nguyên nhân nhiễm mặn và đề xuất các giải pháp hạn chế tác động ở khu vực cánh đồng Bưng, xã Phước Hội, huyện Đất Đỏ” (29/12/2020)
  • Họp Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh, thông qua danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2021 (03/09/2020)
  • Hội đồng nghiệm thu đề tài “Xây dựng chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025” (17/06/2020)
  • Hội đồng tuyển chọn đề tài “Đánh giá hiện trạng quần thể Dugong và hệ sinh thái cỏ biển tại Côn Đảo” (05/06/2020)
  • Hội đồng tuyển chọn dự án SXTN: Xây dựng mô hình sản xuất Nhãn VietGAP theo hướng hữu cơ tại tỉnh BR-VT (05/06/2020)