Tiêu chuẩn ĐLCL
Nguyên tắc chung với chuỗi cung ứng dược mỹ phẩm để truy xuất nguồn gốc theo TCVN 13989:2024 (20/12/2024)
-   +   A-   A+   In  

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13989:2024 về truy xuất nguồn gốc – yêu cầu chung đối với chuỗi cung ứng dược mỹ phẩm do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/GS1 Mã số mã vạch và truy xuất nguồn gốc biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 
Dược mỹ phẩm là sự lai ghép giữa mỹ phẩm và dược phẩm. (Ảnh minh họa)

Dược mỹ phẩm là sự lai ghép giữa mỹ phẩm và dược phẩm. Việc áp dụng tiêu chuẩn đối với dược mỹ phẩm, chuỗi cung ứng dược mỹ phẩm,… nhằm đảm bảo sự minh bạch về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, đồng thời đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.

Trong đó, Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13989:2024 về truy xuất nguồn gốc – yêu cầu chung đối với chuỗi cung ứng dược mỹ phẩm do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/GS1 Mã số mã vạch và truy xuất nguồn gốc biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu đối với chuỗi cung ứng dược mỹ phẩm để truy xuất nguồn gốc. Các bên tham gia chuỗi cung ứng dược mỹ phẩm bao gồm: Nhà sản xuất nguyên liệu thô/thành phần hoạt chất dược mỹ phẩm; Nhà sản xuất dược mỹ phẩm; Nhà phân phối, nhà bán buôn và nhà bán lẻ.

Về nguyên tắc chung, doanh nghiệp, tổ chức phải đáp ứng yêu cầu chung quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12850:2019 về Truy xuất nguồn gốc - Yêu cầu chung đối với hệ thống truy xuất nguồn gốc, bao gồm yêu cầu về hệ thống truy xuất nguồn gốc và yêu cầu về dữ liệu truy xuất nguồn gốc.

Bên cạnh đó, truy xuất nguồn gốc bên ngoài và truy xuất nguồn gốc nội bộ là cần thiết để đáp ứng khả năng truy xuất toàn bộ chuỗi cung ứng. Truy xuất nguồn gốc nội bộ được chính tổ chức thực hiện. Truy xuất nguồn gốc bên ngoài giữa các đối tác thương mại, yêu cầu một cách thức chung và một số thỏa thuận trước về cách truy vết và truy xuất.

Hệ thống truy xuất nguồn gốc chuỗi cung ứng dược mỹ phẩm phải định danh đơn nhất vật phẩm có thể truy xuất, các bên và địa điểm. Mã truy vết vật phẩm phải được truyền tải trong các tài liệu thương mại có liên quan. Giữa các đối tác thương mại phải có sự thống nhất về vật phẩm truy xuất, nguyên tắc mã hóa, trách nhiệm ghi nhận và lưu giữ thông tin. Các đối tác thương mại phải xác định ít nhất một cấp độ vật phẩm truy xuất cho từng chuyến hàng.

Theo TCVN 12850:2019, thương phẩm chính là vật phẩm cần truy xuất thông tin được xác định trước và có thể được định giá, đặt hàng hoặc lập hóa đơn tại thời điểm bất kì trong chuỗi cung ứng bất kì.

Cấp bậc của vật phẩm có thể truy xuất nghĩa là cấp bậc tại đó vật phẩm có thể truy xuất được xác định là phụ thuộc vào tổ chức và mức độ kiểm soát theo yêu cầu (ví dụ trong phạm vi đóng gói sản phẩm hoặc logistic). Cấp bậc của vật phẩm có thể truy xuất có thể là: Thương phẩm nói chung (sản phẩm cuối cùng, thùng carton, pallet...), Lô/mẻ thương phẩm, Các thương phẩm được đánh số seri riêng lẻ, Đơn vị logistic, Lô hàng.

 

Nguồn: vietq.vn

Số lượt đọc: 251

Về trang trước Về đầu trang