Phát triển KHCN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong giai đoạn 2021-2025
Những kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT) những năm qua có đóng góp không nhỏ của ngành khoa học và công nghệ, nhất là quá trình chuyển đổi số vào trong từng lĩnh vực của đời sống.
Theo kết quả của Bộ KH&CN công bố ngày 12/3/2024 về kết quả PII năm 2023, tỉnh BR-VT xếp hạng thứ 07/63 tỉnh/thành phố cả nước và xếp thứ 02/06 vùng Đông Nam Bộ; xếp hạng 01/20 nhóm địa phương có thu nhập đầu người ở mức khá. Kết quả đánh giá Bộ chỉ số PII năm 2023 cho thấy, BR-VT đạt thứ hạng cao trong cả nước.
Đối với tỉnh BR-VT, hoạt động KHCN luôn được đặt ra là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển KT-XH, hoạt động KHCN của tỉnh tiếp tục phát triển đúng định hướng và đi vào chiều sâu.
KHCN đồng hành kết nối doanh nghiệp
Theo lãnh đạo Sở KHCN tỉnh BR-VT, tỉnh đã có sự thay đổi từ nhận thức đến hành động của hệ thống chính trị trong đẩy mạnh KHCN, nhất là quá trình chuyển đổi số vào trong từng lĩnh vực của đời sống; hội tụ của các tập đoàn công nghệ cao đầu tư vào tỉnh, cũng như sự mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ của cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Trong thời qua, Sở KHCN đã phối hợp với các sở, ngành tham mưu UBND tỉnh ban hành các chương trình, kế hoạch liên quan để thúc đẩy ứng dụng các giải pháp số hóa, tự động hóa, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong các ngành, lĩnh vực then chốt của tỉnh như nông nghiệp, du lịch, sản xuất công nghiệp.. Đồng thời, Sở đã tăng cường tổ chức các Hội thảo, báo cáo chuyên đề; phối hợp Bộ KH&CN tổ chức thành công các sự kiện ngày hội khởi nghiệp ĐMST- Techfest vùng Đông Nam bộ, kết nối Cung – Cầu công nghệ để kết nối, giới thiệu cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tìm kiếm chuyển giao các công nghệ mới vào sản xuất và đời sống, phục vụ phát triển KT-XH của tỉnh.
Sàn giao dịch công nghệ trực tuyến tỉnh đã thu hút được nhiều doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước quan tâm tham gia. Từ năm 2022 đến nay, Sở KHCN đã phối hợp với các viện, trường, sở, ban ngành, địa phương và các tổ chức có liên quan triển khai thực hiện 32 đề tài/dự án như: đề án “Nghiên cứu và ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn phục vụ phát triển KT-XH bền vững huyện Côn Đảo tỉnh BR-VT giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030”; Chương trình phát triển thị trường KHCN tỉnh BR-VT đến năm 2030. Từ năm 2022 đến nay đã hỗ trợ 207 gian hàng đăng ký tham gia thành viên.
Đến nay, Tỉnh có 08 doanh nghiệp KHCN được thành lập. Các chính sách, hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh, nhất là trong thời gian gần đây diễn ra khá sôi nổi và thu hút được đông đảo doanh nghiệp, cộng đồng khởi nghiệp tham gia. Hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST của tỉnh hiện nay được đánh giá hoàn thành đạt mức độ 2 “Hệ sinh thái cơ bản” và đã có những biểu hiện của mức độ 3: “hệ sinh thái tăng tốc.
Sở KHCN đã hướng dẫn, hỗ trợ cho 62 tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp xác lập, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, trong đó chủ yếu liên quan đến đối tượng nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp. Từ năm 2022 đến nay, Sở KHCN đã thực hiện thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ trước khi quyết định chủ trương đầu tư đối với 71 dự án đầu tư.
Hoạt động khởi nghiệp ĐMST giai đoạn 2021 – 2024. Triển khai Quyết định số 514/QĐ-UBND ngày 07/3/2019 của UBND tỉnh BR-VT về phê duyệt Đề án Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) khởi nghiệp sáng tạo tỉnh BR-VT giai đoạn 2019-2025, đến nay Sở đã tham mưu UBND tỉnh phê duyệt hỗ trợ cho 13 doanh nghiệp với tổng kinh phí hỗ trợ là 468,399 triệu đồng. Từ đầu năm 2020 đến nay Sở đã tham mưu UBND tỉnh phê duyệt hỗ trợ cho 11 doanh nghiệp với tổng kinh phí hỗ trợ là 525 triệu đồng.
Đến tháng 06/2024, trên địa bàn tỉnh có 109 doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST. Năm 2018, UBND tỉnh BR-VT và Quỹ SVF đã ký kết Thỏa thuận hợp tác về xây dựng chương trình nâng cao năng lực khởi nghiệp và ĐMSTcho hệ sinh thái khởi nghiệp tỉnh BR-VT giai đoạn 2018 – 2022.
Tỉnh BR-VT thu hút mới và điều chỉnh tăng vốn 50 dự án của doanh nghiệp nước ngoài với tổng vốn đầu tư là 1.401,4 triệu USD. Trong lĩnh vực công nghiệp, thời gian qua, trên địa bàn tỉnh đã thu hút được nhiều dự án có quy mô lớn, công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Từ năm 2019 đến nay, tỉnh đã cấp 09 giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ cho 08 doanh nghiệp.
Đóng góp của KHCN ngày càng cao trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Tỷ trọng tăng năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế GRDP của tỉnh ngày càng cao của tỉnh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).
Phát triển KHCN của tỉnh trong thời gian tới
Trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế thì khâu đột phá đó là lấy KHCN làm trung tâm và là mũi nhọn.
Phát triển KHCN&ĐMST đồng bộ, rộng khắp, lấy doanh nghiệp làm trung tâm, viện nghiên cứu và trường đại học là chủ thể nghiên cứu. Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp & ĐMST; Tăng cường triển khai các đề tài, dự án hàng năm theo hướng ưu tiên, tập trung vào nhiệm vụ vào các ngành, lĩnh vực mũi nhọn, ưu tiên phát triển của tỉnh, tập trung phát triển 4 trụ cột kinh tế của tỉnh; Tăng cường tiếp cận, triển khai các giải pháp ứng dụng KHCN hiện đại của cuộc (CMCN 4.0); thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, khai thác và phát huy hiệu quả các nguồn lực phát triển, đưa KHCN&ĐMST tiếp tục là động lực của sự phát triển, có những đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế tỉnh nhà.