Tin KHCN trong nước
Cải tiến quy trình nuôi lươn thương phẩm không bùn với mật độ cao (24/04/2023)
-   +   A-   A+   In  
Để khắc phục những hạn chế của mô hình nuôi lươn thương phẩm hiện tại, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh đã nghiên cứu quy trình nuôi lươn thương phẩm không bùn với mật độ cao đạt tiêu chuẩn VietGap, mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội so với mô hình nuôi truyền thống.

Thử nghiệm nuôi lươn không bùn theo quy trình

Nuôi lươn là nghề không cần nhiều vốn đầu tư, diện tích đất rộng, công sức chăm sóc, nhưng mang lại thu nhập cao. Hiện nay, nuôi lươn thương phẩm theo 4 mô hình: nuôi lươn không bùn kết hợp với hệ thống tuần hoàn 2 giai đoạn, không bùn với mật độ cao, không bùn và có bùn. Trong đó, chủ yếu là nuôi lươn không bùn với mật độ cao (250 con/m2). Người nuôi lươn chủ yếu tích lũy kinh nghiệm qua thời gian, việc ứng dụng công nghệ nhằm tự động hóa kiểm soát và phòng trừ dịch bệnh trong quá trình nuôi lươn thương phẩm chưa được thực hiện. Nhiều hộ nuôi chưa nắm được các đặc điểm sinh học, khả năng thích ứng của lươn vơi môi trường như độ pH, nhiệt độ, độ sâu bể nuôi… nên hiệu quả chưa cao.

Để khắc phục những hạn chế của mô hình nuôi lươn thương phẩm hiện tại, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh đã nghiên cứu quy trình nuôi lươn thương phẩm không bùn với mật độ cao đạt tiêu chuẩn VietGap. Theo đó, mô hình nuôi được xây dựng ở những nơi có môi trường nước và đất không bị ô nhiễm bởi các chất thải từ công và nông nghiệp như hóa chất, dầu khí, kim loại nặng, thuốc trừ sâu… Nguồn nước nuôi phù hợp ở nhiệt độ 28 - 30oC; pH 7,5 - 8,5; DO trong nước từ 4,50 - 5,5mg/L; kim loại nặng < 0,01mg/l; NH4+ < 0,05mg/l; NO2 < 0,05mg/L.

Sau thời gian nuôi thương phẩm từ 10 - 12 tháng, lươn thương phẩm đạt kích cỡ loại 1 (250 - 300g/con), loại 2 (200 - 250g/con), loại 3 (khối lượng dưới 200g/con), với năng suất trung bình 58kg/m2/vụ, tỷ suất lợi nhuận đạt được khoảng 1.68, cao hơn so với mô hình nuôi lươn không bùn người dân vẫn đang nuôi theo kinh nghiệm (năng suất 54kg/m2/vụ, tỉ suất lợi nhuận 1,06).

Mô hình nuôi lươn thương phẩm không bùn giúp giảm 30% chi phí đầu tư bể nuôi, chủ yếu là không tốn tiền thay đất so với nuôi có bùn. Quy trình này dễ vệ sinh bể nuôi, không có mùi hôi, nước thải không gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời, dễ dàng quản lý, theo dõi quá trình sinh trưởng, phát hiện bệnh kịp thời để điều trị cũng như quản lý số lượng. Giá bán lươn theo quy trình VietGap (nước nuôi được xử lý trước khi cấp vào bể, thay nước thường xuyên, sử dụng thuốc phòng ngừa bệnh đúng kỹ thuật...; được truy xuất nguồn gốc, đủ điều kiện xuất khẩu sang một số nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hà Lan...) cũng cao hơn so với nuôi thông thường bởi lươn khỏe, đồng đều và không tồn dư kháng sinh, do tuân thủ đúng kỹ thuật như chăm sóc, sử dụng thuốc phòng ngừa bệnh (đường ruột, xuất huyết, gium sán...).

Quy trình nuôi lươn thương phẩm không bùn với mật độ cao (250 con/m2) đạt tiêu chuẩn VietGap của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh có thể được chuyên giao cho hộ dân nuôi lươn.

Nguồn: NASATI

Số lượt đọc: 5290

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong thu hồi protein từ nước rửa trong quá trình sản xuất surimi, chả cá tại các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất đối với các nhà máy chế biến nước mắm truyền thống trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)