Tin KHCN trong nước
Nghiên cứu chế tạo vật liệu chống kết khối, thân thiện với môi trường, sử dụng cho phân bón NPK (06/02/2023)
-   +   A-   A+   In  
Khí hậu nóng ẩm ở nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam, có thể gây trở ngại trong việc bảo quản phân hóa học, trong đó có phân bón NPK vì đặc tính của phân bón là dễ hút ẩm nên nếu không bảo quản đúng cách sẽ làm cho phân bị kết khối, vón cục, từ đó dẫn đến chất lượng dinh dưỡng của phân bón giảm đi rõ rệt, ngoài ra chúng còn ảnh hưởng đến mẫu mã của hàng hóa. Để khắc phục tình trạng này, thành phần chất chống kết khối được bổ sung vào quá trình sản xuất nhằm làm thay đổi những tính chất vật lý, tính chất của hạt để đáp ứng những yêu cầu về sự chống ẩm, chống vón cục của phân bón. Do đó việc bổ sung chất chống kết khối giúp nâng cao chất lượng của phân bón, hạ giá thành sản phẩm, từ đó nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm phân bón NPK với các dòng sản phẩm phân bón khác.

Từ thực tiễn trên, việc nghiên cứu để làm chủ khoa học công nghệ trong lĩnh vực kết khối phân bón, đặc biệt là phân bón NPK và tạo ra sản phẩm chất chống kết khối xuất xứ Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng và mang tính cấp thiết. Tuy nhiên, không chỉ thế ngay trong các công trình nghiên cứu của nước ngoài vẫn còn tồn đọng một số vấn đề liên quan đến lý thuyết của hiện tượng kết khối phân bón cần được làm sáng tỏ, nhất là về nguyên nhân và cơ chế của hện tượng kết khối phân bón cũng như cơ chế tác dụng của các biện pháp kỹ thuật trong quá trình xử lý hạn chế việc kết khối phân bón. Chính vì vậy, đề tài “Nghiên cứu chế tạo vật liệu chống kết khối, thân thiện với môi trường, sử dụng cho phân bón NPK” do TS. Trần Vũ Thắng cùng các cộng sự tại Viện Hóa Học đã thực hiện thực hiện từ năm 2018 đến năm 2020, có ý nghĩa khoa học lại vừa có ý nghĩa thực tiễn.

Đề tài nhằm thực hiện các mục tiêu sau: Làm chủ được công nghệ chế tạo tổ hợp vật liệu chống kết khối trên cơ sở dầu thực vật, amin béo và monoglyxerit, thân thiện với môi trường trong điều kiện sản xuất công nghiệp; Xây dựng được dây chuyền thiết bị đồng bộ chế tạo tổ hợp vật liệu chống kết khối trên cơ sở dầu thực vật, amin béo và monoglyxerit cho phân bón NPK trên cơ sở dầu thực vật quy mô 100 kg/mẻ; và ứng dụng sản xuất tổ hợp vật liệu chống kết khối trên cơ sở dầu thực vật, amin béo và monoglyxerit chế tạo được trong sản xuất phân bón NPK.

Sau một thời gian nỗ lực nghiên cứu với sự ủng hộ của các cơ quan quản lý, sự phối hợp hiệu quả của các đơn vị thực hiện, nhóm nghiên cứu đề tài đã thu được một số kết quả cụ thể như sau:

- Đã chế tạo được chất chống kết khối là tổ hợp của amin béo, monoglyxerit, alkyl sunfonat và dầu hạt cao su, có tính chất phù hợp và có hiệu quả chống kết khối cho phân bón NPK (20- 20-15).

- Đã xây dựng được quy trình chế tạo amin béo quy mô 100 kg/mẻ đảm bảo chất lượng sản phẩm amin béo

- Đã xây dựng được quy trình chế tạo amin béo quy mô 100 kg/mẻ đảm bảo chất lượng sản phẩm Monoglyxerit

- Đã xây dựng được dây chuyền thiết bị đồng bộ chế tạo vật liệu chống kết khối cho phân bón NPK trên cơ sở dầu thực vật quy mô 100 kg/ mẻ, đảm bảo chất lượng chất chống kết khối CKKKC.02.15.

- Đã đánh giá được ảnh hưởng của tổ hợp vật liệu chống kết khối và phân bón NPK chứa tổ hợp chống kết khối đến môi trường nước thông qua các chỉ số pH, nhu cầu oxy hóa học COD, nhu cầu oxy sinh học BOD5, chỉ số oxy hòa tan DO. Kết quả cho thấy tổ hợp vật liệu chống kết khối là vật liệu thân thiện môi trường, không gây ô nhiễm cho môi trường nước.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 17958/2020) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

Nguồn: NASATI

Số lượt đọc: 5563

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong thu hồi protein từ nước rửa trong quá trình sản xuất surimi, chả cá tại các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất đối với các nhà máy chế biến nước mắm truyền thống trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)