Tin KHCN trong nước
Tìm kiếm giải pháp ứng dụng AI nhận dạng thuốc (21/06/2022)
-   +   A-   A+   In  

Cuộc thi "VAIPE: Medicine Pill Image Recognition Challenge" được tổ chức để tìm kiếm và phát triển các thuật toán AI nhận dạng chính xác tên các loại thuốc uống từ hình ảnh viên thuốc.

Cuộc thi do Trung tâm Y tế thông minh VinUni-Illinois thuộc trường ĐH VinUni, Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế về Trí tuệ nhân tạo BK.AI, Đại học Bách khoa Hà Nội, phối hợp cùng Bộ Khoa học và Công nghệ và Báo VnExpress tổ chức.

Ban tổ chức cho biết, cuộc thi cũng hướng tới việc phát hiện việc uống thuốc ngoài đơn, một trong những thách thức y tế cộng đồng hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới.

Ảnh minh họa: engadget.com

Ảnh minh họa: engadget.com

Cuộc thi không giới hạn đối tượng tham dự. Các thí sinh đăng ký tham gia theo hình thức nhóm với tối đa 5 thành viên.

Nhóm tham dự sẽ được cung cấp dữ liệu quy mô lớn được thu thập trong điều kiện thực và được chuẩn hoá bởi hai nhóm nghiên cứu tại VinUni và BK.AI, bao gồm hai loại hình ảnh chất lượng cao về đơn thuốc và hình chụp viên thuốc. Thí sinh sẽ được cung cấp 1 tập dữ liệu huấn luyện 10.000 hình ảnh và 2 tập dữ liệu đánh giá (Public Test và Private Test), mỗi tập gồm 1.000 hình ảnh. Bộ dữ liệu đào tạo sẽ được cung cấp miễn phí trực tuyến tại https://vaipe.org/#resource; độ chính xác của thuật toán sẽ được xếp hạng theo các độ đo của ban tổ chức đề ra.

Tiêu chí đánh giá sẽ dựa trên hiệu năng của thuật toán và tính sáng tạo trong giải pháp đề xuất. Căn cứ trên kết quả và chi tiết giải pháp của các đội, Ban giám khảo sẽ đánh giá kết quả cuối cùng để quyết định giải thưởng.

Cuộc thi bắt đầu mở cổng đăng ký từ ngày 20/6 đến 10/7. Từ ngày 15/7 đến 31/8 diễn ra vòng sơ khảo và chung kết. Tại vòng sơ khảo, các đội sẽ phát triển các giải pháp hướng tới mục tiêu của cuộc thi. Kết quả của các đội được đánh giá tự động trên tập Public Test. Các đội có kết quả tốt nhất vòng sơ khảo sẽ được lựa chọn vào vòng chung kết.

Ở vòng chung kết, ban tổ chức sẽ công bố tập Private Test để các nhóm tiếp tục đánh giá hiệu năng của thuật toán và tìm ra đội xuất sắc. 3 đội có kết quả tốt nhất sẽ trình bài giải pháp trong sự kiện chính của AI4VN, diễn ra trong tháng 9.

Chủ nhân giải thưởng sẽ nhận được tiền mặt với giải nhất trị giá 50 triệu đồng, giải nhì 30 triệu động và giải ba 20 triệu đồng, cùng giấy chứng nhận BTC.

Các nhóm dự thi đăng ký tham gia tại đây

Cuộc thi nằm trong chuỗi các sự kiện của Ngày hội Trí tuệ nhân tạo quốc gia AI4VN 2022. Chương trình do Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ đạo, Báo VnExpress tổ chức, với sự phối hợp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Aus4innovation và Câu lạc bộ Các Khoa-Viện-Trường Công nghệ thông tin - Truyền thông (FISU). Aus4Innovation triển khai trong giai đoạn 2018-2022 với tổng ngân sách 13,5 triệu AUD nhằm giúp tăng cường năng lực hệ thống đổi mới sáng tạo của Việt Nam, chuẩn bị cho tương lai công nghệ và nền kinh tế số. Chương trình được tài trợ bởi Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia (DFAT), quản lý bởi Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Australia (CSIRO) với đối tác chiến lược là Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam (MOST).

 

 

Nguồn: vnexpress.net

Số lượt đọc: 4071

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong thu hồi protein từ nước rửa trong quá trình sản xuất surimi, chả cá tại các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất đối với các nhà máy chế biến nước mắm truyền thống trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)