Tin KHCN nước ngoài
Phát hiện lỗ đen lớn hơn Mặt Trời 12 tỷ lần (02/03/2015)
-   +   A-   A+   In  
Các nhà thiên văn học phát hiện một siêu lỗ đen được ví như quái vật không gian, có kích thước lớn hơn Mặt Trời 12 tỷ lần. Theo Washington Post, các nhà khoa học đặt tên vật thể này là SDSS J0100 + 2802. Nó cách chúng ta khoảng 12,8 tỷ năm ánh sáng và hình thành khoảng 900 triệu năm sau vụ nổ lớn Big Bang.

Các nhà thiên văn học phát hiện một siêu lỗ đen được ví như quái vật không gian, có kích thước lớn hơn Mặt Trời 12 tỷ lần.
untitled-JPG-1461-1425028141.jpg

Hình mô phỏng chuẩn tinh và hố đen lớn. Ảnh: Shanghai Astronomical Observatory

Theo Washington Post, các nhà khoa học đặt tên vật thể này là SDSS J0100 + 2802. Nó cách chúng ta khoảng 12,8 tỷ năm ánh sáng và hình thành khoảng 900 triệu năm sau vụ nổ lớn Big Bang.

SDSS J0100 + 2802 có kích thước lớn hơn Mặt Trời 12 tỷ lần, chuẩn tinh hay quasar (vật thể phát sáng sinh ra từ lỗ đen khổng lồ) có độ sáng mạnh hơn 420.000 tỷ lần. Nó thậm chí có thể được phát hiện chỉ bằng một kính thiên văn nhỏ. Các nhà khoa học Trung Quốc cùng cộng sự ở Chile và Mỹ đã nghiên cứu và có được hình ảnh độ phân giải cao hơn.

"Làm thế nào mà một lỗ đen lớn như vậy có thể xuất hiện vào thời điểm mới hình thành của vũ trụ? Chúng tôi chưa có giả thuyết nào để giải thích điều này", Xue-Bing Wu, chuyên gia Đại học Bắc Kinh, nói. Lỗ đen có thể hút các dạng vật chất xung quanh với tốc độ cực đại. Mặc dù vậy, bức xạ của chuẩn tinh lẽ ra phải giới hạn quá trình tích tụ này trước khi lỗ đen có kích thước lớn hình thành.

Các chuyên gia cho biết họ sẽ sử dụng chuẩn tinh như một "ngọn hải đăng", giúp xác định nhiều vật thể vũ trụ khác. "Đây là cơ hội tìm hiểu thêm các thông tin về các vật thể giữa ngân hà và chúng ta", Wu nói.

 

Nguồn: vnexpress

Số lượt đọc: 9986

Về trang trước Về đầu trang