Tin KHCN nước ngoài
Bê tông tái chế có thể giảm áp lực lên các bãi chôn lấp (16/12/2020)
-   +   A-   A+   In  

Trong một nghiên cứu mới, các nhà khoa học tại trường Đại học British Columbia đã khẳng định các cấu trúc bê tông tái chế cũng giống như bê tông thường và trong một số trường hợp, thậm chí còn tốt hơn. Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Construction and Building Materials.

Trong nghiên cứu, các kỹ sư đã đổ xi măng tái chế để lát nền một tòa nhà và vỉa hè thành phố. Sau đó, các nhà khoa học đã theo dõi các cấu trúc vật liệu trong khoảng 5 năm. Cả nền và vỉa hè đều chắc và bền như các cấu trúc tương tự như xi măng truyền thống.

Shahria Alam, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: “Chúng ta đang sống trong một thế giới mà các giải pháp bền vững không ngừng được tìm kiếm để loại bỏ rác thải từ các bãi chôn lấp. Một số quốc gia trên thế giới đã tiêu chuẩn hóa việc sử dụng bê tông tái chế trong các ứng dụng kết cấu”.

Theo Alam, rác thải từ hoạt động xây dựng và phá dỡ chiếm 40% lượng rác thải trên thế giới. Tái chế đá vụn thành bê tông có thể giảm bớt gánh nặng cho hoạt động phá dỡ và xây dựng trên bãi chôn lấp.

Sản xuất bê tông không chỉ góp phần gây phát thải cacbon mà còn làm đầy các bãi chôn lấp. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng bê tông hoạt động như bể chứa cacbon sau khi được đổ.

Trong sản xuất bê tông, cốt liệu mịn hoặc thô thường tạo thành từ cát và đá nhỏ, được trộn với nước và hồ xi măng. Để tạo ra vật liệu bền vững hơn, các nhà nghiên cứu đã thay thế cốt liệu tự nhiên bằng đá dăm từ bê tông phá hủy.

Alam cho biết: “Thành phần của bê tông tái chế làm tăng tính linh hoạt và khả năng thích ứng cho sản phẩm. Thông thường, bê tông tái chế có thể được sử dụng trong tường chắn, đường và vỉa hè, nhưng chúng tôi nhận thấy có sự thay đổi theo hướng gia tăng sử dụng bê tông tái chế trong các cấu trúc".

Kết quả nghiên cứu cho thấy nền được đổ bằng bê tông tái chế có độ bền chắc tương đương với nền sử dụng bê tông truyền thống. Theo Alam, trong tương lai bê tông tái chế cũng có thể thay thế trong các ứng dụng kết cấu khác.

Nguồn: NASATI

Số lượt đọc: 1276

Về trang trước Về đầu trang