Tin KHCN trong nước
Sinh viên Bách khoa làm hệ thống lọc khí thải xe buýt sử dụng TiO2 (29/06/2020)
-   +   A-   A+   In  
Hệ thống không chỉ lọc các loại khói bụi ô nhiễm xả thải từ xe buýt mà còn xử lý các loại mùi khó chịu trong không gian xe, phòng như mùi thức ăn, mùi cơ thể, mùi thuốc lá...

Ngày 28/6, vòng chung kết cuộc thi Bach Khoa Innovation 2020 diễn ra với sự tranh tài của hơn 20 đội có ý tưởng xuất sắc ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Đây là năm thứ 3 cuộc thi được tổ chức.

Sinh viên Bách khoa làm hệ thống lọc khí thải xe buýt sử dụng TiO2 - 1

Vòng chung kết Cuộc thi Bách Khoa Innovation 2020 vinh dự tiếp đón đại diện Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, Ban giám hiệu nhà trường, các đơn vị đồng hành, và các trường đại học khác đến tham dự.

Mỗi đội có 10 phút để trình bày bằng tiếng Anh về đề tài của mình nhằm thuyết phục ban giám khảo, qua đó thể hiện ý tưởng, nội dung đề án, tính khả thi, kỹ năng trình bày,... Sau thuyết trình, mỗi đội nhận được lời góp ý, nhận xét trực tiếp cũng như trả lời những câu hỏi do ban giám khảo đặt ra để bảo vệ ý tưởng của mình.

Sinh viên Bách khoa làm hệ thống lọc khí thải xe buýt sử dụng TiO2 - 2

PGS.TS Lê Minh Phương - Phó Hiệu trưởng ĐH Bách Khoa TP.HCM phát biểu tại vòng chung kết.

Sau thời gian các đội được tự do trình bày ý tưởng, ban giám khảo quyết định chọn 5 dự án tốt nhất để vinh danh. Cụ thể có Giải nhất: nhóm Air Mask, đồng Giải nhì: nhóm UST và nhóm WOW, đồng Giải ba: nhóm EAD và BIO GOLD.

Sinh viên Bách khoa làm hệ thống lọc khí thải xe buýt sử dụng TiO2 - 3

Đông đảo sinh viên đến tham dự vòng chung kết cuộc thi.

Trương Quang Tiến - sinh viên ngành Kỹ thuật Ô tô, thành viên nhóm Air Mask, chia sẻ: “Nhóm của mình chọn đề tài hệ thống lọc không khí vì trong thời điểm dịch Covid–19 diễn ra, việc lọc khí sạch rất quan trọng.”

Sinh viên Bách khoa làm hệ thống lọc khí thải xe buýt sử dụng TiO2 - 4

Đại diện nhóm Air Mask đang trình bày sản phẩm trước hội đồng khoa học.

Hệ thống lọc không khí sử dụng hợp chất TiO2, nhằm lọc các loại khói bụi ô nhiễm xả thải từ xe buýt và các loại phương tiện khác. Sản phẩm còn xử lý các loại mùi khó chịu trong không gian xe, phòng như mùi thức ăn, mùi cơ thể, mùi xăng xe, mùi lông chó mèo, khói và mùi thuốc lá, các loại bụi vi khuẩn đặc biệt là bụi mịn PM2.5,...

Sinh viên Bách khoa làm hệ thống lọc khí thải xe buýt sử dụng TiO2 - 5

Nhóm Air Mask trình bày sản phẩm hệ thống lọc không khí sử dụng TiO2.

Thông qua dự án này, nhóm cho biết mong muốn góp phần giảm áp lực vào các hệ thống đường bộ vào giờ cao điểm, hạn chế các tác nhân gây dị ứng, phòng chống say xe, giúp người sử dụng có thể thoải mái sử phương tiện công cộng hơn.

Sinh viên Bách khoa làm hệ thống lọc khí thải xe buýt sử dụng TiO2 - 6

Nhóm Air Mask là quán quân của Bách Khoa Innovation 2020.

Air Mask cũng chia sẻ thêm: “Sau cuộc thi, nếu được hỗ trợ từ doanh nghiệp, nhóm sẽ tiến hành thương mại hóa sản phẩm ra thị trường đồng thời tiếp tục tham gia các cuộc thi khác để ngày càng hoàn thiện sản phẩm.”

Sinh viên Bách khoa làm hệ thống lọc khí thải xe buýt sử dụng TiO2 - 7

Hai đội Á quân: UST và WOW.

Về nhì là nhóm UST với đề tài “Ứng dụng các hợp chất phenolic từ dầu sinh học trong bảo quản sản phẩm có gốc cellulose”. Đây là dự án tạo ra sản phẩm hoàn toàn mới, chưa từng xuất hiện tại thị trường Việt Nam từ phụ phế phẩm nông nghiệp.

Sinh viên Bách khoa làm hệ thống lọc khí thải xe buýt sử dụng TiO2 - 8

Sản phẩm “Mộc” của nhóm UST với ý tưởng bảo vệ sản phẩm giấy, gỗ khỏi hư hỏng.

Chia sẻ về đề tài, đại diện nhóm cho biết: “Quanh ta có rất nhiều sản phẩm được tạo ra từ gốc cellulose như gỗ, giấy. Tuy vậy chúng rất dễ hư hỏng và bị nấm mốc tấn công. Nấm gỗ không chỉ làm hư hại sản phẩm mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người qua bệnh lao, bệnh cơ hội và thậm chí làm tử vong.”

Sinh viên Bách khoa làm hệ thống lọc khí thải xe buýt sử dụng TiO2 - 9

Các thành viên của nhóm UST.

Dẫn số liệu thực tế, nhóm cho biết sản lượng gỗ khai thác tại Việt Nam mỗi năm đạt 14,5 triệu m3, tạo ra giá trị 1,6 tỷ USD cho các ngành công nghiệp tạo sản phẩm từ gốc cellulose và 1 tỷ USD chỉ riêng cho các sản phẩm giấy. Bằng hệ thống khí hóa, nhóm tạo ra chất bảo quản giấy, gỗ để tăng hiệu quả kinh tế cho ngành.

Sinh viên Bách khoa làm hệ thống lọc khí thải xe buýt sử dụng TiO2 - 10

Hai đội đạt Giải ba: EAD và BIO GOLD.

Mùa giải năm nay còn có rất nhiều đề tài mới lạ, ý nghĩa và mang tính nhân văn, khả năng thương mại hóa mở rộng, như đề tài Yechai của nhóm Wow (đồng Giải nhì); nhóm BIO GOLD với đề tài Nanocellulose From Paper Waste, nhóm EAD đề tài Emergency Alert Device (đồng Giải ba).

Sinh viên Bách khoa làm hệ thống lọc khí thải xe buýt sử dụng TiO2 - 11

Các đội dự thi và ban tổ chức chụp hình lưu niệm sau vòng chung kết.

Ngoài các đề tài đạt giải, các đề tài tham gia cũng được ban giám khảo và các doanh nghiệp đánh giá cao. Đánh giá chung về các dự án tham gia, TS Trương Quang Vinh – Phó trưởng Văn phòng Đào tạo Quốc tế cho hay: “Các đội thi năm nay rất năng động, trù liệu ý tưởng tốt và đặc biệt là đam mê chính những ý tưởng, dự án của chính mình. Nhiều dự án mới lạ, độc đáo, mặc dù chưa hoàn thiện nhưng cũng giúp các bạn tích lũy kinh nghiệm sau này.”

Bách khoa Innovation là sân chơi để sinh viên hiện thực hóa các ý tưởng, mô hình sáng tạo khởi nghiệp, và các nghiên cứu khoa học, qua đó giải quyết các nhu cầu thực tế của xã hội bằng các giải pháp kỹ thuật, công nghệ và quản trị.

Đây là năm thứ ba cuộc thi được tổ chức, thu hút trên 200 lượt sinh viên của trường ĐH Bách khoa và các trường đại học khu vực TP.HCM với 52 dự án cùng các sản phẩm thực tế, sáng tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội gồm đa dạng lĩnh vực: khoa học máy tính, điện – điện tử, cơ khí – cơ điện tử, hóa học, xây dựng, môi trường, dầu khí, vật liệu, khoa học ứng dụng, và quản lý công nghiệp.

 

Nguồn: khampha

Số lượt đọc: 4775

Về trang trước Về đầu trang