Tiêu chuẩn ĐLCL
ISO 22301:2012: Giải pháp xây dựng kế hoạch kinh doanh liên tục cho doanh nghiệp (07/04/2020)
-   +   A-   A+   In  
Để ứng phó với các tình huống và rủi ro có thể xảy ra khi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn bởi dịch bệnh COVID 19 chính là một kế hoạch kinh doanh liên tục được chuẩn bị tốt sẽ làm nên sự khác biệt giữa thành công và thất bại trong trường hợp xảy ra khủng hoảng.

Cứ năm doanh nghiệp thì có một doanh nghiệp bị gián đoạn kinh doanh mỗi năm. Với cách tăng trưởng được nhận thấy trong ngành công nghiệp dịch vụ và mức độ ổn định trong lĩnh vực sản xuất thì việc duy trì kinh doanh liên tục là vấn đề quan trọng hiện nay.

Theo Tổng cục Thống kê, trong quý I/2020, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 18,6 nghìn, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước; số doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể là 12,2 nghìn, giảm 20,6%, trong đó có 2.629 doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; 4.343 doanh nghiệp đăng thông báo giải thể và 5.206 doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể với cơ quan thuế.

 

ISO 22301 đảm bảo doanh nghiệp phản ứng linh hoạt với các thay đổi tiêu cực hoặc trong thời gian gián đoạn. 

Doanh nghiệp kinh doanh thành công hay thất bại phụ thuộc nhiều vào khả năng duy trì các hoạt động quan trọng, khả năng hồi phục trong và sau một sự cố gián đoạn, tốc độ thiết lập lại đầy đủ chức năng kinh doanh. Rủi ro kinh doanh là khả năng hoạt động của tổ chức hoặc môi trường cạnh tranh sẽ làm cho nó tạo ra những kết quả tài chính tồi tệ hơn dự kiến.

ISO 22301 (ISO 22301:2012) là tiêu chuẩn quốc tế về Hệ thống Quản lý Kinh doanh liên tục, giúp doanh nghiệp xây dựng các kế hoạch kinh doanh, có các biện pháp bảo vệ, hồi phục nhanh chóng khi xảy ra tai nạn gây gián đoạn hoạt động doanh nghiệp. ISO 22301 đảm bảo doanh nghiệp phản ứng linh hoạt với các thay đổi tiêu cực hoặc trong thời gian gián đoạn: Doanh nghiệp sẽ có thể giảm thiểu thời gian gián đoạn, giúp doanh nghiệp hoạt động “bình thường” trở lại nhanh nhất có thể; tiết kiệm chi phí phục hồi hoạt động gián đoạn trong kinh doanh. Có kế hoạch đã sẵn sàng và đặt mục tiêu và kỳ vọng rõ ràng về quản lý, tổ chức của doanh nghiệp có thể bắt đầu khắc phục tình huống ngay khi có vấn đề. Dù doanh nghiệp quy mô lớn hay nhỏ, khả năng phản ứng nhanh chóng với các sự kiện bất thường luôn là chìa khóa sống còn của doanh nghiệp.

Kế hoạch kinh doanh liên tục là một trong yếu tố quan trọng để đảm bảo tính liên tục trong kinh doanh. Kế hoạch này phải bao gồm các yếu tố sau: vai trò và trách nhiệm được xác định cho những người và các nhóm có thẩm quyền trong và suốt quá trình xảy ra một sự cố, quá trình kích hoạt sự ứng phó và ứng phó, thông tin liên lạc với các bên quan tâm và cách thức doanh nghiệp sẽ tiếp tục hoặc phục hồi các hoạt động ưu tiên.

Thông qua việc xây dựng hệ thống quản lý về nhân sự, quá trình sản xuất kinh doanh, quản lý nhà cung cấp và khách hàng, tài chính, công nghệ thông tin, truyền thông nội bộ và bên ngoài, v.v… từ đó thiết lập kế hoạch, xây dựng, thực hiện, vận hành, giám sát, xem xét, duy trì và cải tiến liên tục hệ thống quản lý nhằm làm giảm khả năng xảy ra, tần suất xuất hiện của các sự cố cũng như chuẩn bị cách ứng phó và tăng khả năng phục hồi khi sự cố không mong muốn phát sinh, bao gồm cả tình huống dịch bệnh không mong muốn và đang phức tạp hiện nay từ COVID 19.

Trong khuôn khổ nhiệm vụ quốc gia về “Nghiên cứu, phổ biến, hướng dẫn áp dụng Hệ thống Quản lý kinh doanh liên tục (ISO 22301) vào doanh nghiệp Việt Nam” - 03.1/DA2-2018, Trung tâm SMEDEC 2 đã nghiên cứu và triển khai áp dụng thí điểm áp dụng Hệ thống Quản lý Kinh doanh liên tục phù hợp ISO 22301:2012 vào doanh nghiệp.

 

Nguồn: vietq.vn

Số lượt đọc: 2899

Về trang trước Về đầu trang