Tin KHCN trong nước
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu polymer nhạy quang hướng đến ứng dụng làm vật liệu cảm biến phát hiện anion độc tố cyanide CN− (05/04/2019)
-   +   A-   A+   In  

Đề tài do tác giả Nguyễn Hữu Tâm và cộng sự (Trung tâm Phát triển KH&CN Trẻ) thực hiện nhằm nghiên cứu tổng hợp vật liệu polymer nhạy quang gồm spirooxazine và pyrene định hướng ứng dụng làm cảm biến hóa học nhận biết anion độc tố cyanide CN−.

Nghiên cứu tổng hợp và ứng dụng các vật liệu nhạy quang đang là một hướng đi mới thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng khoa học trên thế giới. Trong đó, việc nghiên cứu các thế hệ vật liệu nhạy quang để ứng dụng làm vật liệu hấp thụ ion độc tính, vật liệu chuyển màu, vật liệu hấp thụ tia UV,... đang phát triển mạnh mẽ.

Với anion độc tố CN có độc tính cao, hiện có nhiều phương pháp và thiết bị được nghiên cứu để phát hiện và xác định hàm lượng anion CN. Trong đó, phương pháp dựa vào các hợp chất phản ứng hóa học tạo hiệu ứng huỳnh quang và thay đổi màu sắc có thể nhận biết bằng mắt thường đã chứng tỏ tính thuận tiện nhất do sự đơn giản, độ nhạy cao và tính chất không tốn kém của chúng. Vì vậy, trong số những polymer nhạy quang thì copolymer có chứa spirooxazine được quan tâm đặc biệt nhờ sự chuyển màu nhanh và rõ ràng.

Trong đề tài này, nhóm tác giả tiến hành thực nghiệm tổng hợp monomer metacrylat sprirooxazine (MSp), tổng hợp monomer pyrene-1-ylmethyl-methacrylate (PyMMA); tổng hợp polymer nhạy quang dựa trên spirooxazine và pyrene sử dụng xúc tác quang khung cơ kim MOF-902, xúc tác quang hữu cơ PC2; tổng hợp polymer nhạy quang có chứa spirooxazine và pyrene theo cơ chế trùng hợp chuyển đổi gốc tự do nguyên tử có kiểm soát sử dụng xúc tác CuBr và ligand PMDETA.

Kết quả đã tổng hợp thành công hợp chất tinh khiết MSp với hiệu suất phản ứng 75%, hợp chất tinh khiết PyMMA với hiệu suất phản ứng 80%. Cấu trúc phân tử và các nhóm chức đặc trưng được phân tích qua 1H NMR (phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton) và FT-IR (phổ hồng ngoại). Đồng thời tổng hợp thành công copolymer Poly(MSp-r-MMA), Poly(MMA-co-PyMMA-co-MSp) theo phương pháp có điều khiển trọng lượng phân tử khi sử dụng xúc tác CuBr và ligand PMDETA. Trọng lượng phân tử copolymer Poly(MSp-r-MMA), Poly(MMA-co-PyMMA-co-MSp) lần lượt là khoảng 6.500 và 7.600 g/mol, độ đa phân tán thấp (1.27). Copolymers Poly(MSp-r-MMA) và Poly(MMA-co-PyMMA-co-MSp) được phân tích đầy đủ các tính chất như nhóm chức và cấu trúc phân tử qua phổ FT-IR và 1H NMR. Ngoài ra các copolymers cũng được phân tích khả năng hấp thụ tia UV và chuyển đổi quang sắc của vật liệu.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tiềm năng ứng dụng thực tế trong nhiều lĩnh vực, như: sử dụng Poly(MSp-r-MMA) và Poly(MMA-co-PyMMA-co-MSp) cho các sản phẩm thời trang và sức khỏe, vì có thể sử dụng Poly(MSp-r-MMA) và Poly(MMA-co-PyMMA-co-MSp) tráng màng phim lên mắt kính nhằm ngăn chặn tia UV chiếu vào mắt khi sử dụng mắt kính ngoài trời. Đặc biệt poly(MSp-r-MMA) và poly(MMA-co-PyMMA-co-MSp) còn được thử nghiệm thành công trong việc nhận biết sự có mặt của anion CN ở nồng độ 50 mM bằng mắt thường. Kết quả này mở ra hướng ứng dụng loại copolymer poly(MSp-r-MMA) và poly(MMA-co-PyMMA-co-MSp) trong việc chế tạo cảm biến hóa học phát hiện nhanh nguồn nước bị ô nhiễm anion độc tố CN bằng mắt thường.

 

Nguồn: cesti.gov.vn

Số lượt đọc: 3381

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong thu hồi protein từ nước rửa trong quá trình sản xuất surimi, chả cá tại các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất đối với các nhà máy chế biến nước mắm truyền thống trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Thành phố thông minh: Động lực đổi mới sáng tạo vì sự phát triển bền vững (15/10/2018)
  • Hợp tác công - tư: giải pháp cho thành phố thông minh (15/10/2018)