Tin KHCN trong nước
Hà Giang: Nghiên cứu phân tích bổ sung chỉ tiêu chất lượng sản phẩm Chỉ dẫn địa lý cho mật ong Bạc hà Cao nguyên đá Đồng Văn (28/03/2019)
-   +   A-   A+   In  

Mới đây, Sở KH&CN tỉnh Hà Giang tổ chức Hội nghị nghiệm thu đề tài khoa học cấp tỉnh "Nghiên cứu phân tích bổ sung chỉ tiêu chất lượng sản phẩm Chỉ dẫn địa lý cho mật ong Bạc hà Cao nguyên đá Đồng Văn tỉnh Hà Giang”. Hội đồng nghiệm thu gồm 7 thành viên đại diện các sở, ban, ngành chức năng của tỉnh; đồng chí Phạm Minh Giang - Chủ tịch Hội đồng, chủ trì Hội nghị; lãnh đạo một số phòng chuyên môn của Sở KH&CN; về phía đơn vị chủ trì thực hiện đề tài là Viện An toàn Thực phẩm thuộc Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định VinaCert, do TS Lê Quang Trung - chủ nhiệm đề tài, cùng một số cộng sự.

Trong thời gian thực hiện, ban chủ nhiệm đã hoàn thành các mục tiêu của đề tài như: Làm rõ hơn tính chất đặc thù của sẩn phẩm mật ong bạc hà (MBH) Hà Giang; đưa ra chỉ thị để truy xuất nguồn gốc và đưa ra cơ sở khoa học về giá trị y học của sản phẩm chỉ dẫn địa lý “mật ong bạc hà Mèo Vạc”; bổ sung giá trị y học của MBH vào chỉ tiêu của sản phẩm chỉ dẫn địa lý cho MBH. Thực hiện các nội dung: Nghiên cứu xác định một số chỉ thị để đánh giá khả năng kháng khuẩn và chống oxy hóa của MBH; nghiên cứu xác định một số chỉ thị để truy xuất nguồn gốc MBH; tổ chức các Hội thảo khoa học xây dựng hồ sơ bổ sung chỉ tiêu chất lượng MBH. Cụ thể, đề tài đã đạt được các kết quả và các sản phẩm: Đã đưa ra được 3 chỉ thị để đánh giá khả năng kháng khuẩn của MBH; 3 chỉ thị để đánh giá khả năng chống ô xy của MBH, 3 chỉ thị để truy xuất nguồn gốc MBH; 3 quy trình liên quan đến kết quả thực hiện đề tài; 1 quy chuẩn kỹ thuật địa phương về MBH; 1 bộ hồ sơ khoa học bổ sung chỉ tiêu chất lượng MBH;...

Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa thực tiễn cao về hiệu quả kinh tế và xã hội, các chỉ thị và các quy trình đánh giá vai trò của y học mà còn là giải pháp nhằm duy trì chất lượng của MBH; các chỉ thị và quy trình truy xuất nguồn gốc MBH cũng là giải pháp ngăn chặn gian lận thương mại, giữ vững thương hiệu MBH; quy chuẩn kỹ thuật về MBH và cơ chế chính sách là giải pháp và chế tài để quản lý hiệu quả chất lượng MBH. Như vậy giá trị kinh tế - xã hội mà kết quả của đề tài gián tiếp đem lại như: Bổ sung giá trị kháng khuẩn và chống oxy hóa đặc thù MBH là cơ sở để duy trì và tăng giá bán, tăng đầu ra; các công cụ quản lý duy trì chất lượng và truy xuất nguồn gốc để giữ vững thương hiệu phát triển bền vững nghề nuôi ong tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, phát triển du lịch trên Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Với những kết quả Ban chủ nhiệm đề tài đã đạt được, cùng với những ý kiến đánh giá, thảo luận của Hội đồng chuyên môn, Hội đồng nhất trí nghiệm thu và đánh giá đề tài xếp loại Khá.

 

Nguồn: khoahocvacongnghevietnam.com.vn

Số lượt đọc: 4980

Về trang trước Về đầu trang