Tin KHCN trong nước
Hoàn thiện máy vớt rong, cỏ dại và lục bình cỡ nhỏ trên kênh, mương cấp thoát nước khu vực TP.HCM (10/09/2018)
-   +   A-   A+   In  

Là nội dung chính trong đề tài nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Quốc Hưng, Bùi Trung Thành, Trần Ngọc Vũ (Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ - Máy công nghiệp) và cộng sự, với mục tiêu nâng cao các chức năng, tính cơ động và khả năng làm việc của máy vớt rong, cỏ dại và lục bình cỡ nhỏ phù hợp với điều kiện kênh rạch tại TP.HCM

nhân chính làm tắc nghẽn dòng chảy, cản trở giao thông đường thủy, gây mất mỹ quan đô thị và vệ sinh môi trường. Tại TP.HCM hiện nay, công việc vớt rác và lục bình trên kênh rạch chủ yếu được công nhân thực hiện thủ công và không có thiết bị hỗ trợ nên rất nặng nhọc, vất vả mà hiệu quả lại chưa cao. Bên cạnh đó, các thiết bị cắt - vớt được chế tạo trước đây thường phải sử dụng nhiều nhân công, năng suất thấp, đồng thời tính cơ động, khả năng đồng bộ và cơ giới hóa chưa cao. Vì vậy, nhóm tác giả đã tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện mẫu thiết kế máy cắt - vớt rong, cỏ, lục bình đã được nghiệm thu trước đó để tạo ra thế hệ máy mới có nhiều tính năng vượt trội và phù hợp hơn với điều kiện kênh rạch nội và ngoại thành TP.HCM.

 

Qua quá trình thiết kế và hoàn thiện, các nhà nghiên cứu đã chế tạo thành công hệ thống máy cắt - vớt lục bình và cỏ dại với các thông số: vận tốc di chuyển khi làm việc từ 0-1 km/giờ, di chuyển không tải là 2-2,5 km/giờ, mức điều chỉnh di chuyển từ 0-3,5 m/phút, năng suất trung bình 200-300 m2/giờ và nhiên liệu tiêu thụ trung bình từ 7-10 lít/giờ. Hệ dao cắt của máy gồm 2 dao cắt dọc và 1 dao cắt ngang quay đồng bộ và có thể điều chỉnh tốc độ quay. Khi hoạt động ở khu vực có mật độ rong cao (trên 40 kg/m2) máy cho chất lượng cắt tốt và ổn định, tỷ lệ thu hồi cao (lên đến trên 80%), chi phí nhiên liệu chỉ 7,5 lít/giờ. Hệ thống di chuyển của máy được thiết kế kiểu bánh xe nước nên rất phù hợp với môi trường rong cỏ dày đặc. Vận tốc bánh xe có thể điều chỉnh để có chất lượng làm việc tốt nhất.

Nguồn: cesti.gov.vn

Số lượt đọc: 1638

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong thu hồi protein từ nước rửa trong quá trình sản xuất surimi, chả cá tại các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất đối với các nhà máy chế biến nước mắm truyền thống trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Thành phố thông minh: Động lực đổi mới sáng tạo vì sự phát triển bền vững (15/10/2018)