Tin KHCN trong nước
Thực hành về an ninh vận chuyển nguồn phóng xạ (27/08/2018)
-   +   A-   A+   In  
Từ ngày 23-24/8/2018, tại Hà Nội, trong khuôn khổ hợp tác với Văn phòng An ninh nguồn phóng xạ (ORS), Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN) phối hợp với Phòng Thí nghiệm quốc gia Oak Ridge (ORNL) thuộc Bộ Năng lượng Hoa Kỳ (US.DOE) tổ chức Hội thảo thực hành về an ninh vận chuyển nguồn phóng xạ (RAM 400). Phó Cục trưởng Trần Bích Ngọc đã đến dự và phát biểu khai mạc Hội thảo.

Tham dự Hội thảo, về phía Hoa Kỳ có các chuyên gia của ORNL gồm ông Michael Stephen Schultze, Trưởng Dự án an ninh vận chuyển khu vực Châu Á; ông Joseph Gregory Phillips, Giám đốc Dự án, Dịch vụ An ninh vận chuyển và ông David Allen Duhamel, Chuyên gia an ninh. Về phía Việt Nam, có các đại biểu là các cán bộ làm việc liên quan đến an ninh vận chuyển nguồn phóng xạ của các đơn vị quản lý: Cục ATBXHN và các Sở KH&CN Thái Nguyên, Cần Thơ, Bà Rịa - Vũng Tàu, Lâm Đồng; Công an các địa bàn Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cần Thơ; các đơn vị có dịch vụ vận chuyển như Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, Trung tâm hạt nhân TP. Hồ Chí Minh, Công ty TNHH thiết bị và dịch vụ khoa học AE, Công ty TNHH MTV ứng dụng và phát triển công nghệ NEAD.

 

 

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Cục trưởng Trần Bích Ngọc cho biết, trong những năm gần đây, tại Việt Nam, ứng dụng năng lượng nguyên tử đã phát triển nhanh chóng trong nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, tốc độ đầu tư cho các ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong nhiều ngành tăng trưởng rất lớn. Tuy nhiên bên cạnh đó, một thách thức lớn đặt ra trong công tác quản lý nhà nước về an toàn bức xạ là tình trạng xảy ra mất an ninh nguồn phóng xạ như mất cắp, bỏ rơi, không ai quản lý, chuyển giao bất hợp pháp nguồn phóng xạ cũng diễn biến khá phức tạp. Do vậy, công tác đảm bảo an ninh nguồn phóng xạ cần được nhận thức và tăng cường hơn nữa bởi các nhà quản lý cũng như đơn vị vận hành. An ninh trong vận chuyển nguồn phóng xạ cũng là vấn đề nằm trong mối quan tâm này. Nguồn phóng xạ có khả năng dễ bị xâm hại nhất là trong quá trình vận chuyển. Do đó, để đảm bảo an ninh và ngăn chặn các sự cố liên quan đến an ninh trong vận chuyển nguồn phóng xạ, cả nhà quản lý và vận hành đều cần phải có kiến thức liên quan.

 

Phó Cục trưởng cũng nhấn mạnh, nhận thức tầm quan trọng của vấn đề an ninh vận chuyển nguồn phóng xạ, Cục ATBXHN đã phối hợp với Phòng Thí nghiệm Oak Ridge cũng như Văn phòng ORS để tổ chức Hội thảo này, tiếp nối các Hội thảo cùng chủ đề đã được tổ chức năm 2017 (Hội thảo RAM 1 diễn ra ngày 27-31/03/2017 tại Hà Nội và Hội thảo RAM 200 từ ngày 31/7-04/8/2017 tại TP. Hồ Chí Minh).

 

Nhân dịp này, Phó Cục trưởng Trần Bích Ngọc đã gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ORS đã cung cấp đào tạo về an ninh nguồn phóng xạ cho các cán bộ của Cục cũng như của các đơn vị quản lý, vận hành có liên quan của Việt Nam trong suốt thời gian vừa qua. Những hỗ trợ này rất có giá trị thiết thực trong việc tăng cường năng lực trong lĩnh vực an ninh nguồn phóng xạ cho Việt Nam.

 

 

Mục đích của Hội thảo lần này là tập trung vào các bài tập thực hành, giúp nâng cao kỹ năng xử lý tình huống, vận dụng các kiến thức lý thuyết để giải quyết, xử lý các kịch bản có thể xảy ra ảnh hưởng tới an ninh vận chuyển nguồn phóng xạ.

 

Trong 2 ngày Hội thảo, dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia, các học viên được chia làm 2 đội làm bài tập thực hành với các kịch bản là những tình huống bất thường trong khi vận chuyển như tai nạn, hỏa hoạn, người phản đối, trục trặc về cơ khí, leo thang vũ lực…

Nguồn: most.gov.vn

Số lượt đọc: 1648

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong thu hồi protein từ nước rửa trong quá trình sản xuất surimi, chả cá tại các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất đối với các nhà máy chế biến nước mắm truyền thống trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Thành phố thông minh: Động lực đổi mới sáng tạo vì sự phát triển bền vững (15/10/2018)