Tin KHCN trong nước
Nghiên cứu sản phẩm phòng, chữa bệnh gan, xương khớp từ cây thuốc Mông Cổ (25/06/2018)
-   +   A-   A+   In  

Bộ Khoa học và Công nghệ đã phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ "Nghiên cứu phát triển sản phẩm định hướng phòng và chữa bệnh gan, bệnh xương khớp từ cây thuốc Mông Cổ" theo Nghị định thư hợp tác với Mông Cổ đặt hàng để tuyển chọn bắt đầu thực hiện trong kế hoạch năm 2018.

Định hướng mục tiêu là sàng lọc được một số cây thuốc tiềm năng của Mông Cổ có hoạt tính sinh học in vitro theo định hướng phòng và chữa bệnh gan, bệnh xương khớp; xây dựng được quy trình chiết tách cao chiết/phân đoạn và sàng lọc in vitro theo định hướng phòng và chữa bệnh gan, bệnh xương khớp từ cây thuốc tiềm năng để xác định cao chiết/phân đoạn giàu hoạt tính; xác định được thành phần hóa học chính, tiêu chuẩn hóa và đánh giá được độc tính, tác dụng sinh học in vivo của cao chiết/phân đoạn giàu hoạt tính.

Yêu cầu đối với kết quả như sau:

Sản phẩm: Báo cáo kết quả sàng lọc hoạt tính sinh học in vitro theo định hướng phòng và chữa bệnh gan, bệnh xương khớp (2 nhóm tác dụng) các cây thuốc Mông Cổ nhằm chọn lọc 3-5 cây thuốc tiềm năng cho mỗi nhóm tác dụng. Quy trình chiết tách các cao chiết/phân đoạn từ các cây thuốc tiềm năng quy mô 5 kg dược liệu/mẻ. Bộ hồ sơ đánh giá tác dụng sinh học in vitro theo định hướng phòng và chữa bệnh gan, bệnh xương khớp của cao chiết/phân đoạn từ các cây thuốc tiềm năng.

Quy trình sản xuất 01 loại cao chiết/phân đoạn giàu hoạt tính cho mỗi nhóm tác dụng quy mô 30 kg dược liệu/mẻ. Bộ hồ sơ xác định thành phần hóa học chính của 01 loại cao chiết/phân đoạn giàu hoạt tính cho mỗi nhóm tác dụng. Bộ hồ sơ đánh giá độc tính và hoạt tính sinh học in vivo của 01 cao chiết/phân đoạn giàu hoạt tính cho mỗi nhóm tác dụng.

Tiêu chuẩn cơ sở của dược liệu và cao chiết/phân đoạn giàu hoạt tính đã xác định, trong đó có chỉ tiêu định lượng thành phần hóa học chính bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC). 200gr cao chiết/phân đoạn thành phẩm giàu hoạt tính cho mỗi nhóm tác dụng

Bên cạnh đó, 05 bài báo (trong đó có tối thiểu 02 bài báo quốc tế). Đào tạo: 3 đợt trao đổi cán bộ khoa học Việt Nam - Mông Cổ (1-2 người/đợt; thời gian dưới 1 tháng/đợt).

Hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn được gửi theo đường bưu điện (ngày nhận hồ sơ là ngày đến của bưu kiện) hoặc gửi trực tiếp đến địa chỉ: Vụ Hợp tác quốc tế, số 113 Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Thời hạn cuối cùng nhận hồ sơ là 17h00, thứ 4 ngày 22/8/2018.

Nguồn: Baochinhphu.vn

Số lượt đọc: 2884

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong thu hồi protein từ nước rửa trong quá trình sản xuất surimi, chả cá tại các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất đối với các nhà máy chế biến nước mắm truyền thống trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Thành phố thông minh: Động lực đổi mới sáng tạo vì sự phát triển bền vững (15/10/2018)