Tin KHCN trong nước
Phát triển ôtô điện, cần tổ hợp nhiều công nghệ (23/10/2017)
-   +   A-   A+   In  
Ngày 17/10/2017, tại Đại học (ĐH) Bách khoa Hà Nội đã diễn ra hội thảo 'Hệ thống giao thông và phương tiện di chuyển thông minh'. Tại hội thảo, các chuyên gia, học giả và các nhà hoạch định chính sách đã trình bày, thảo luận những ý tưởng nghiên cứu mới về hệ thống giao thông đô thị và các phương tiện di chuyển thông minh, tiết kiệm năng lượng cũng như các nền tảng hỗ trợ.

Ông Tạ Việt Dũng - Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ - Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) - cho rằng phát triển xe điện là xu hướng chung của thế giới trong phát triển hệ thống giao thông thông minh. Vì vậy, đây là lĩnh vực mà Bộ KH&CN rất quan tâm; thể hiện trong định hướng xây dựng hệ thống bản đồ công nghệ dành cho ôtô.

“Trong năm qua, chúng tôi đã triển khai một nhiệm vụ liên quan đến xây dựng bản đồ công nghệ nhằm đánh giá toàn bộ hiện trạng, trình độ công nghệ sản xuất ôtô tại Việt Nam; dựa trên bản đồ công nghệ này để xem xét lại, xây dựng một lộ trình đổi mới công nghệ” - ông Dũng cho biết. “Để phát triển ôtô điện, chúng ta phải tổ hợp rất nhiều công nghệ khác nhau từ công nghệ vật liệu cho đến công nghệ điều khiển".

"Bộ KH&CN đang có rất nhiều chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp, chương trình nghiên cứu kế hoạch và định hướng xây dựng phát triển xe điện. Đây là điều kiện thuận lợi mà các nhà khoa học và doanh nghiệp có thể tận dụng” - ông Dũng chia sẻ thêm.

Là một chuyên gia trong ứng dụng đổi mới công nghệ, Phó Giáo sư - tiến sỹ Tạ Cao Minh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Sáng tạo công nghệ, ĐH Bách khoa Hà Nội - cho rằng, các chính sách, hoạch định của Nhà nước là yếu tố hết sức quan trọng trong việc phát triển hệ thống giao thông thông minh nói chung và ôtô điện nói riêng.

“Nhà nước cần sớm tạo ra bản đồ công nghệ trong lĩnh vực ôtô. Người xây dựng bản đồ đó có thể là các nhà khoa học đã nghiên cứu về ôtô điện. Các nhà khoa học của ĐH Bách khoa đang nghiên cứu về lĩnh vực này cũng sẽ có tiếng nói và tham gia vào tiểu ban hoạch định chính sách” - ông Minh nói.

Ông Dũng kỳ vọng, khi đã có lộ trình đổi mới công nghệ liên quan đến ngành xe điện, phối hợp với bản đồ công nghệ trong lĩnh vực ôtô, Việt Nam sẽ sớm có định hướng công nghệ nào cần nghiên cứu, công nghệ nào cần nhập khẩu

Nguồn: Báo khoa học và phát triển

Số lượt đọc: 3703

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong thu hồi protein từ nước rửa trong quá trình sản xuất surimi, chả cá tại các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất đối với các nhà máy chế biến nước mắm truyền thống trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Thành phố thông minh: Động lực đổi mới sáng tạo vì sự phát triển bền vững (15/10/2018)