Tin KHCN trong nước
Robot sắp bay được như Iron Man (11/09/2017)
-   +   A-   A+   In  
Nếu đã từng xem Iron Man, hẳn bạn sẽ thấy kiểu bay của siêu anh hùng này trông thật phong cách nhưng cũng hoàn toàn phi thực tế.

Các động cơ đẩy gắn ở tay và chân khi vận hành sẽ tạo ra áp lực lớn làm hỏng xương khớp con người. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu ở Italia vẫn cho rằng kiểu bay này vẫn có thể được ứng dụng trên các con robot trong tương lai.

Theo TechCrunch, một con robot hình người biết bay có tính ứng dụng rất cao, đặc biệt trong việc sửa chữa nhiều loại máy móc khổng lồ, hoặc mở ra một hướng nghiên cứu mới liên quan đến các "khung xương trợ lực" (exoskeleton) mang lại khả năng bay cho con người.

Thông số cơ bản cần thiết để điều khiển một con robot với khả năng bay tương tự Iron Man.
Thông số cơ bản cần thiết để điều khiển một con robot với khả năng bay tương tự Iron Man.

Hình ảnh mà bạn đang thấy ở trên miêu tả những thông số cơ bản cần thiết để điều khiển một con robot với khả năng bay tương tự Iron Man (các thiết bị đẩy đặt ở bàn tay và bàn chân).

Để kiểm soát được quá trình bay ở mức an toàn nhất cần những phép tính cực kì chi tiết.
Để kiểm soát được quá trình bay ở mức an toàn nhất cần những phép tính cực kì chi tiết.

Việc bay theo kiểu này, đối với con người là một điều mạo hiểm, nhưng lại hoàn toàn có thể thực hiện được trên robot. Bởi để kiểm soát được quá trình bay ở mức an toàn nhất cần những phép tính cực kì chi tiết, những cử động được thực hiện chuẩn xác không lệch một milimet nào, và trong khi con người hầu như không thể thực hiện được, robot lại có thể hoàn thành rất tốt bởi bản chất của chúng là những chiếc máy tính.

Một con robot hình người biết bay có tính ứng dụng rất cao.
Một con robot hình người biết bay có tính ứng dụng rất cao.

Tuy nhiên, đó chỉ là về mặt lý thuyết. Các nhà nghiên cứu từ Viện công nghệ Italia vẫn chưa thử nghiệm các giả thuyết này ngoài đời thực. Trước hết, họ cần đưa ra một cơ số các phương pháp để điều khiển quá trình bay phức tạp này; sau đó họ phải tính toán kỹ càng các loại lực cản không khí, trọng lực có thể tác động lên quá trình điều khiển robot ngoài đời thực.

Daniele Pucci, đồng tác giả dự án, cho biết: "Chúng tôi vẫn còn chưa rõ phải để robot di chuyển ở tốc độ nào là hợp lý nhằm kích hoạt hệ thống đẩy trợ lực, hoặc phương hướng giải quyết vấn đề va chạm khi hạ cánh, để robot có thể chuyển từ trạng thái bay về trạng thái đi dễ dàng".

Với những tiến bộ công nghệ chóng mặt hiện nay, chẳng mấy chốc chúng ta sẽ được chứng kiến những con robot biết bay, và đến lúc đó thì viễn cảnh con người có thể tự bay với một vài thiết bị trợ lực nhỏ gọn chắc chắn cũng không còn xa nữa.

Nguồn: vnreview

Số lượt đọc: 4648

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong thu hồi protein từ nước rửa trong quá trình sản xuất surimi, chả cá tại các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất đối với các nhà máy chế biến nước mắm truyền thống trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Thành phố thông minh: Động lực đổi mới sáng tạo vì sự phát triển bền vững (15/10/2018)