Tin KHCN nước ngoài
Phát triển công nghệ sản xuất nhiên liệu hydro đốt cháy sạch (18/07/2014)
-   +   A-   A+   In  

Các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Rutgers, Hoa Kỳ đã phát triển công nghệ sản xuất nhiên liệu hydro đốt cháy sạch để thay thế các nhiên liệu hóa thạch đắt đỏ và nguy hại với môi trường, có thể khắc phục rào cản chi phí lớn.

Công nghệ này là chất xúc tác mới, hoạt động gần như bạch kim đắt đỏ dùng cho các phản ứng  điện phân, sử dụng dòng điện để tách các phân tử nước thành hydro và oxy. Chất xúc tác mới cũng có hiệu quả hơn nhiều so với chất xúc tác giá rẻ từng được nghiên cứu cho đến nay.

Tewodros (Teddy) Asefa, PGS. hóa học - sinh hóa và là một trong các tác giả nghiên cứu cho rằng: "Hydro từ lâu đóng vai trò quan trọng trong cảnh quan năng lượng tương lai bằng cách giảm thiểu và tiến tới loại bỏ hoàn toàn sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Chúng tôi đã phát triển được chất xúc tác hóa học bền vững và hy vọng cùng với các đối tác công nghiệp, có thể đưa nó vào cuộc sống".

Các nhà khoa học đã phát triển chất xúc tác mới dựa vào các ống nano cacbon - các tấm cacbon dày 1 nguyên tử cuộn lại thành các ống mỏng hơn sợi tóc 10.000 lần.

Việc tìm cách để các phản ứng điện phân khả thi về mặt thương mại là quan trọng vì các qui trình sản xuất hydro hiện nay bắt đầu với metan, bản thân nó là nhiên liệu hóa thạch. Do đó, nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch phủ nhận tuyên bố hiện nay cho rằng hydro là nhiên liệu "xanh".

Tuy nhiên, phản ứng điện phân có thể sản xuất hydro bằng điện từ các nguồn tái tạo như năng lượng mặt trời, gió và thủy điện hoặc các nguồn không thải các bon (ví dụ năng lượng hạt nhân). Và ngay cả khi nhiên liệu hóa thạch được sử dụng cho phản ứng điện phân, thì việc các nhà máy điện hạt nhân lớn kiểm soát phát thải tốt hơn có thể vẫn khiến cho pin nhiên liệu hydro kém hiệu quả và gây ô nhiễm nhiều hơn các động cơ xăng và động cơ diesel trong hàng triệu phương tiện vận tải và các ứng dụng khác.

Các nhà nghiên cứu đã xin cấp sáng chế cho chất xúc tác mới.

Nguồn: vista

Số lượt đọc: 11972

Về trang trước Về đầu trang