Tin KHCN trong nước
Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển ngành nuôi tôm trong điều kiện xâm nhập mặn (05/10/2016)
-   +   A-   A+   In  

Nhằm phát triển ngành nuôi tôm một cách bền vững, thích ứng được với sự biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng gay gắt, đồng thời khẳng định vai trò động lực của việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, ngày 30/9/2016, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội thảo “Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển ngành nuôi tôm trong điều kiện xâm nhập mặn”.

Thứ trưởng Trần Việt Thanh chủ trì Hội thảo

 

Tham dự và chủ trì Hội thảo có Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Việt Thanh; các đơn vị quản lý trực thuộc Bộ: Vụ KH&CN các ngành kinh tế - kỹ thuật, Vụ Kế hoạch - Tổng hợp, Vụ Phát triển KH&CN địa phương...

 

Hội thảo còn có sự tham gia của các đơn vị: Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Vụ Nuôi trồng thủy sản, Cục Thú y, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản, Viện Môi trường Nông nghiệp, Viện Kinh tế quy hoạch thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Viện Công nghệ môi trường- Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam; Hiệp hội Xuất nhập khẩu thủy sản Việt Nam; Đại học Bách Khoa Hà Nội; Đại học Quốc gia TP. HCM; Sở KH&CN các tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng; đại diện các công ty hoạt động trong lĩnh vực nuôi và chế biến tôm nước lợ: Công ty cổ phần Thủy sản Việt Úc; Công ty TNHH đầu tư Thủy sản Nam miền Trung; Công ty TNHH Thông Thuận; Công ty TNHH đầu tư Thủy sản Huy Thuận; Doanh nghiệp Thủy sản Đắc Lộc ….

 

Hội thảo đã nghe 06 báo cáo và ý kiến thảo luận của các đại biểu tham dự. Các ý kiến tập trung vào các lĩnh vực: Ảnh hưởng của xâm nhập mặn đối với ngành nuôi tôm, các giải pháp về giống, nuôi, dinh dưỡng, môi trường và phòng trừ dịch bệnh đối với tôm nuôi trong điều kiện xâm nhập mặn.

 

Như chúng ta đã biết, nuôi tôm nước lợ chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam, góp phần chuyển đổi cơ cấu đất nông nghiệp, tăng thu ngoại tệ nhờ xuất khẩu. Đến 2015 diện tích nuôi tôm nước lợ đạt khoảng 680.000 ha, sản lượng đạt khoảng 600.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu khoảng 3 tỷ USD. Riêng tại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, diện tích nuôi tôm là 621.000 ha, chiếm 91,2% tổng diện tích nuôi cả nước, sản lượng tôm đạt 484.000 tấn, chiếm 81% tổng sản lượng tôm của cả nước. Mặc dù có được sự phát triển vượt bậc cả về diện tích, sản lượng và giá trị xuất khẩu nhưng ngành nuôi tôm nước lợ đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững trong thời gian tới, đặc biệt là hiện tượng xâm nhập mặn trong thời gian vừa qua. Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Thủy sản tại 8 tỉnh ven biển Đồng bằng Sông Cửu Long, tính đến 17/5/2016 đã có khoảng 81.413 ha tôm nuôi bị thiệt hại, chủ yếu ở vùng nuôi quảng canh, tôm – lúa, trong đó thiệt hại nặng nhất là tỉnh Cà Mau.

 

Qua thông tin của các báo cáo và ý kiến thảo luận sôi nổi, thẳng thắn của các đại biểu tham dự Hội thảo, Thứ trưởng Trần Việt Thanh đã kết luận và chỉ đạo:

 

- Ngành nuôi tôm của Việt Nam có nhiều lợi thế, cần tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng KH&CN để phát triển sản xuất tôm.

 

- Việc nghiên cứu, ứng dụng KH&CN phục vụ phát triển ngành tôm sẽ được thực hiện theo cụm nội dung lớn, Bộ KH&CN sẽ tập trung nguồn lực đặt hàng các nhiệm vụ KH&CN để thúc đẩy ngành tôm phát triển thích ứng với xâm nhập mặn.

Nguồn: most.gov.vn

Số lượt đọc: 4782

Về trang trước Về đầu trang