Tin KHCN trong nước
Đầu tư 10.000-15.000 USD mỗi năm để mời các nhà khoa học hàng đầu (26/08/2016)
-   +   A-   A+   In  
Ngân hàng Thương mại cổ phần Bản Việt sẽ tài trợ 10.000 đến 15.000 USD mỗi năm để Viện Nghiên cứu cao cấp về toán (VIASM) mời các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu thế giới đến Việt Nam.

Các nhà khoa học này sẽ tham gia chương trình “Chuỗi bài giảng toán ứng dụng của VIASM.”

 

Đây là thông tin được đại diện Ngân hàng Thương mại cổ phần Bản Việt cho biết chiều nay, 24/8, tại lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa ngân hàng này và Viện Nghiên cứu cao cấp về toán.

Hiện chưa biết khoản tài trợ này sẽ kéo dài bao lâu, nhưng theo đại diện của Ngân hàng Bản Việt, ngân hàng “cam kết mạnh mẽ chương trình này [chương trình Chuỗi bài giảng toán ứng dụng của VIASM – PV] còn tiếp tục thì chúng tôi sẽ còn tài trợ.”

 



Phát biểu tại lễ ký kết, giáo sư Ngô Bảo Châu cho biết chuỗi bài giảng sẽ được VIASM thực hiện định kỳ hàng năm. Trong chương trình, các chuyên gia hàng đầu thế giới sẽ đến Việt Nam để chia sẻ về kinh nghiệm ứng dụng toán học trong các lĩnh vực khác nhau. Từ đó, các bài giảng góp phần nâng cao nhận thức, trình độ và hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng toán trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, tài chính- ngân hàng ở Việt Nam.

Các bài giảng đa dạng về nội dung và đối tượng. Có bài giảng tại các trường đại học với kiến thức cơ bản, hướng tới đối tượng là sinh viên ngành toán. Bên cạnh đó là các bài giảng đặc biệt, chuyên sâu hơn, tại VIASM, dành cho những người hiểu biết sâu về toán.

Viện Nghiên cứu cao cấp về toán sẽ ghi lại các bài giảng này để có thể công bố, chia sẻ, giúp nhiều người có thể hưởng thụ.

Bài giảng đầu tiên trong chuỗi này là về ứng dụng toán học trong cơ học chất rắn được thực hiện bởi giáo sư John Ball (Đại học Oxford, Vương quốc Anh) tại Hà Nội ngày 23 và 25/8. Trước đó, ngày 15/8, giáo sư John Ball cũng đã có bài giảng tại Đại học Huế.

Chia sẻ về lý do đẩy mạnh các bài giảng toán ứng dụng, giáo sư Ngô Bảo Châu cho biết, cộng đồng toán Việt Nam, nghiên cứu cơ bản đã có những thành công nhất định nhưng nghiên cứu ứng dụng vẫn còn yếu. Đến nay, các nghiên cứu đa phần vẫn chưa có địa chỉ ứng dụng thật sự hiệu quả. 

Theo giáo sư Ngô Bảo Châu, một trong những lý do đó là nhận thức chung về toán ứng dụng vẫn còn chưa đầy đủ và còn định kiến nhất định của những người không làm toán ứng dụng nghĩ về toán ứng dụng.

“Viện Nghiên cứu cao cấp về toán mong muốn chuỗi bài giảng sẽ là bước đầu cho việc triển khai nghiên cứu ứng dụng toán học và các khóa đào tạo, từ đó thúc đẩy nghiên cứu ứng dụng toán học, triển khai thí điểm và ứng dụng toán trong nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, tài chính,” ông Châu nói.

Nguồn: truyenthongkhoahoc.vn

Số lượt đọc: 2591

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong thu hồi protein từ nước rửa trong quá trình sản xuất surimi, chả cá tại các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất đối với các nhà máy chế biến nước mắm truyền thống trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Thành phố thông minh: Động lực đổi mới sáng tạo vì sự phát triển bền vững (15/10/2018)