Tin KHCN nước ngoài
Áo chống đạn xuyên giáp bằng bọt kim loại (20/04/2016)
-   +   A-   A+   In  

Một giáo sư người Mỹ đã tổng hợp thành công một loại bọt kim lại cho phép chế tạo áo giáp chống đạn chỉ có độ dày khoảng 2,5 cm.

Áo giáp đã xuất hiện trong xã hội loài người từ hàng nghìn năm trước, dưới dạng một loại áo được ghép từ các vật liệu cứng như gỗ và kim loại. Kể từ khi thuốc súng được phát minh, đạn có thể xuyên qua gỗ và kim loại khiến sự phát triển của áo giáp thay đổi đáng kể.

 

Năm 1965, vật liệu dạng sợi tổng hợp Kevlar được phát minh đã đưa công nghệ chế tạo áo giáp lên một tầm cao mới. Sợi Kevlar có cấu trúc mạch dài và định hướng cao, bền gấp 5 lần thép nhưng lại rất dẻo dai. Một lần nữa công nghệ chế tạo áo giáp lại gặp thách thức khi đạn xuyên giáp Kelvar được phát triển sau đó không lâu.

 

Kết quả nghiên cứu mới được công bố của giáo sư Afsaneh Rabiei tại Khoa kỹ thuật hàng không vũ trụ, Đại học bang North Carolina, Mỹ, đã tạo ra một bước nhảy vọt về công nghệ áo giáp.

 

Theo Business Insider, giáo sư Rabiei đã tổng hợp thành công một loại bọt kim loại chế tạo lớp áo giáp có khả năng chặn đạn xuyên giáp.

 

Loại áo giáp làm bằng bọt kim loại này có thể hấp thụ toàn bộ lực tác động của viên đạn, chỉ để lại một vết lõm khoảng 8 mm trên bề mặt. Áo giáp có độ dày khoảng 2,5 cm, mặt trước được làm bằng gốm boron carbide, bột kim loại được đặt ở giữa để hấp thụ năng lượng của viên đạn, mặt sau là một lớp nhôm 7075 hoặc sợi Kevlar bảo vệ.

 

Nhóm nghiên cứu cả Rabiei đã tiến hành thử nghiệm sức chịu đựng của loại bọt kim loại với đạn tiêu chuẩn NATO 7,62 × 51 mm. Bà cũng tiến hành thử nghiệm với đạn 7,62 × 63 mm, loại đạn uy lực lớn ít được sử dụng trong chiến đấu ngày nay. Vật liệu composit bọt kim loại đã thỏa mãn các tiêu chuẩn của Sở Tư pháp Mỹ dành cho áo giáp loại IV, loại áo bảo vệ chống đạn xuyên giáp.

Nguồn: vnexpress.net

Số lượt đọc: 3268

Về trang trước Về đầu trang