Tin KHCN trong tỉnh
Phiên họp tổng kết hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Đề án 06 năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 (06/02/2025)
-   +   A-   A+   In  

Chiều 6/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số chủ trì Phiên họp lần thứ 10 tổng kết hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Đề án 06 năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.

6.2.Phien hop CĐS De an 06.jpg

Quang cảnh Phiên họp tại điểm cầu Chính phủ. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng dự có đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Phiên họp được truyền trực tuyến tới điểm cầu các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các địa phương trong cả nước.

Tại điểm cầu tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số, Đề án 06 tỉnh (Ban Chỉ đạo); ông Đặng Minh Thông, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban thường trực chung của Ban Chỉ đạo; các thành viên Ban Chỉ đạo (theo Quyết định số 69/QĐ-UBND ngày 15/01/2025 của Chủ tịch UBND tỉnh.

IMG_0338[1].JPG

Quang cảnh Phiên họp tại điểm cầu tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 71/193 quốc gia trong bảng xếp hạng Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc (công bố tháng 9/2024), tăng 15 bậc so với 2022. Đây là lần đầu tiên Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử (EGDI) ở mức "Rất cao". Đưa vào khai thác 01 tuyến cáp biển mới, tuyến thứ 6 và là tuyến có dung lượng lớn nhất của Việt nam (20Tbps) được đưa vào khai thác, giúp cải thiện tốc độ Internet và bảo đảm sự bền vững kết nối quốc tế của Việt Nam. Tỷ lệ hộ gia đình có Internet cáp quang đạt 82,4%, vượt mục tiêu đến năm 2025 là 80%. Dữ liệu số và nền tảng số tiếp tục được xây dựng, phát triển

Xác lập thêm 4 cơ sở dữ liệu quốc gia, nâng tổng số lên 10 cơ sở dữ liệu quốc gia. 5 cơ sở dữ liệu quốc gia đã hoàn thành, khai thác sử dụng; 3 cơ sở dữ liệu đang triển khai; 2 cơ sở dữ liệu đã có kế hoạch, bắt đầu triển khai. Các bộ, ngành, địa phương xác lập thêm 678 cơ sở dữ liệu, tăng 30%, nâng tổng số cơ sở dữ liệu lên 2.990. Giao dịch dữ liệu qua nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) tăng 57%, từ 647 triệu năm 2023 lên 1.013 triệu giao dịch trong 2024. Năm 2024 có thêm 21 bộ, ngành, địa phương ban hành danh mục, kế hoạch cung cấp dữ liệu mở, nâng tổng số cơ quan, địa phương đã ban hành danh mục, kế hoạch cung cấp dữ liệu mở lên 75 cơ quan, địa phương.

Lần đầu tiên thực hiện giám sát và công bố trực tuyến việc cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Việc giám sát và công bố trực tuyến bảo đảm kết quả triển khai thực chất, hiệu quả. Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình của cả nước đạt 45%, tăng 2,5 lần so với năm 2023, đây là nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương; Cổng dịch vụ công quốc gia tiếp tục phát huy hiệu quả với 4.475 thủ tục được tích hợp (70,8% tổng số thủ tục hành chính). Từ tháng 7/2024 dùng VNeID để đăng nhập, sử dụng dịch vụ công trực tuyến (khoảng 425.000 lượt/ngày) tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Tỷ trọng kinh tế số năm 2024 ước đạt 18,3% GDP, tốc độ tăng trưởng vượt 20%/năm, cao gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP, nhanh nhất Đông Nam Á…

Theo Tổ công tác triển khai Đề án 06/CP, Đề án 06 tiếp tục được triển khai mạnh mẽ, đem lại nhiều tiện ích được người dân đồng tình, ủng hộ cao, điển hình như: Các bộ, ngành đã cung cấp 54/76 dịch vụ công thiết yếu theo Quyết định số 206/QĐ-TTg ngày 28/2/2024, trong đó, 43 thủ tục hành chính đã được cung cấp toàn trình trên cổng dịch vụ công quốc gia. Phần mềm dịch vụ công liên thông đã được triển khai trên toàn quốc với 520.887 hồ sơ đăng ký khai sinh và 132.541 hồ sơ đăng ký khai tử. Ứng dụng Cơ sở dữ liệu dân cư, căn cước công dân, định danh và xác thực điện tử: Bộ Công an đã hỗ trợ xây dựng Chuyển đổi số tại Bệnh viện Bạch Mai, Chợ Rẫy thành mô hình kiểu mẫu, vươn tầm quốc tế; hỗ trợ Bộ Y tế xây dựng Hệ thống điều phối dữ liệu y tế để tạo lập kho dữ liệu sức khỏe người Việt và trục liên tuyến dữ liệu giữa các bệnh viện, đến nay đã hoàn thành kết nối với 10 đơn vị. Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã phối hợp Bộ Công an làm sạch 1.784.410 dữ liệu công dân có nơi đăng ký thường trú/ tạm trú không khớp với nơi đăng ký hợp đồng điện.

Bộ Công an đã phối hợp Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia xây dựng giải pháp tra cứu trang web lừa đảo. Theo đó, người dân có thể sử dụng mục Tin tức trên ứng dụng VNeID hoặc truy cập trang thông tin tinnhiemmang.vn để thực hiện tra cứu thông tin các tên miền độc hại, lừa đảo nhằm bảo vệ an ninh, an toàn trên không gian mạng.

Bộ Công an đã hoàn thành cung cấp 35 tiện ích trên VNeID được người dân hưởng ứng, điển hình là: Toàn quốc đã tích hợp 15.822.260 thông tin công dân trên Sổ sức khỏe điện tử, 911.696 hồ sơ Giấy chuyển tuyến và 2.629.117 hồ sơ Giấy hẹn khám lại. 63/63 địa phương đã chính thức triển khai cấp Phiếu lịch Tư pháp trên VNeID với 129.695 hồ sơ phát sinh trên ứng dụng VNeID. Chính thức triển khai định danh tổ chức với 4.793 hồ sơ đăng ký trên toàn quốc. Tích hợp tính năng “Thông tin truy nã" để công khai danh sách kèm thông tin của toàn bộ 8.019 đối tượng truy nã. Đến nay, đã số hóa được hơn 3 triệu sổ hộ tịch, với hơn 95,8 triệu dữ liệu, phê duyệt - cập nhật chính thức vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử trên 79,3 triệu dữ liệu…

6.2.Thu tuong CP.jpg

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số phát biểu tại Phiên họp.

Tại phiên họp, các đại biểu đã thảo luận, chia sẻ những kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, tổ chức thực hiện phát triển hạ tầng số, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, phát triển cơ sở dữ liệu quốc gia, kết nối chia sẻ thông tin, hình thành dữ liệu lớn, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số…

Phát biểu chỉ đạo tại phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá, hiệu quả của chuyển đổi số và Đề án 06/CP mang lại cho người dân và doanh nghiệp rất thiết thực. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, đồng thời đề nghị triển khai các giải pháp để khắc phục những tồn tại, hạn chế.

Theo Thủ tướng Chính phủ vai trò của người đứng đầu rất quan trọng, là yếu tố tiên quyết trong thực hiện chuyển đổi số và Đề án 06/CP. Bên cạnh đó cần có sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương trong thực hiện nhiệm vụ.

Trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu thực hiện chuyển đổi số gắn chặt với cuộc cách mạng cải cách bộ máy hành chính và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Chuyển đổi số toàn dân, toàn diện, toàn trình, ở các ngành, các cấp và phù hợp với xu thế phát triển thế giới, đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

Phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo là yêu cầu khách quan, là lựa chọn chiến lược, là ưu tiên hàng đầu để phát triển kinh tế nhanh, bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước, giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng và nhân dân ngày càng ấm no và hạnh phúc. Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số phải lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, làm chủ thể để thúc đẩy phát triển.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phải tăng tốc bứt phá trong chuyển đổi số toàn diện, đưa công nghệ số lan tỏa đến mọi lĩnh vực của nền kinh tế, góp phần tăng trưởng nền kinh tế lên 2 con số trong giai đoạn tới. Tăng tốc bứt phá trong số hóa các ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ… Tăng tốc bứt phá trong phát triển hạ tầng số. Tăng tốc bứt phát trong phát triển nhân lực số, trang bị kiến thức kỹ năng cho thế hệ tương lai sẵn sàng nắm bắt các cơ hội trong kỷ nguyên số. Tăng tốc, bứt phá trong phát triển chính phủ số, xã hội số, công dân số.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình để thực hiện tốt Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Chương trình hành động của Chính phủ về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số góp phần vào tăng trưởng kinh tế trong năm 2025. Triển khai Nghị quyết số 57 nhanh, có hiệu quả, làm việc tránh hình thức, qua loa, đại khái. Các nhiệm vụ trong kế hoạch phải cụ thể hóa, lượng hóa để dễ triển khai, dễ đánh giá, dễ đo lường, dễ kiểm tra và dễ giám sát.

Đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức xã hội về chuyển đổi số, ứng dụng Đề án 06/CP với tinh thần đa dạng hóa hình thức, nội dung và lượng hóa về kết quả cho các nhóm đối tượng, nhất là đối với người dân và doanh nghiệp.

“Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, năm 2024 Tỉnh đã xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, sự chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh và vai trò tiên phong của người đứng đầu, cùng với sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành và chính quyền địa phương là yếu tố quyết định. Các cơ quan, đơn vị đã chủ động xây dựng lộ trình chuyển đổi số gắn với nhiệm vụ chuyên môn; các địa phương đã huy động sự tham gia tích cực của người dân và doanh nghiệp vào quá trình này, coi đây là chìa khóa để đạt hiệu quả cao nhất. Đến nay các chỉ tiêu về chuyển đổi số của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã hoàn thành vượt mức 20/20 (đạt 100%) chỉ tiêu do Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số giao. Các chỉ tiêu về chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, cùng với 04 trụ cột phát triển kinh tế số đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, tạo dấu ấn rõ nét trong chuyển đổi số của năm 2024.

Hạ tầng kỹ thuật cho chuyển đổi số tiếp tục được đầu tư và ngày càng hiện đại. Hạ tầng số phát triển mạnh mẽ với mạng lưới cáp quang, viễn thông, truyền hình phủ sóng gần 100% trên toàn tỉnh. Đặc biệt, trong năm 2024 đã triền khai 200 trạm 5G, tạo được nền tảng vững chắc cho các ứng dụng có công nghệ cao được triển khai trong quản lý, sản xuất, kinh doanh và đời sống xã hội. Tỉnh đã đưa vào vận hành nhiều ứng dụng để thúc đẩy chuyển đổi số và cải cách hành chính. Nối bật là Mini app Zalo và ứng dụng DVC Bà Rịa - Vũng Tàu, hỗ trợ dịch vụ công trực tuyến một cách thuận tiện, hiệu quả. Ngoài ra, các ứng dụng như: Công dân số phục vụ người dân, doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức và khách du lịch, nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh đã được triền khai thành công; Công cụ đánh giá và đo lường mức độ phồn vinh, hạnh phúc của người dân (Better Life) đã được triển khai, đưa vào sử dụng...

Đáng chú ý, 100% người dân và doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến đều được định danh và xác thực thống nhất trên tất cả các hệ thống từ Trung ương đến địa phương. Hoàn thành kết nối, cấp Phiếu lý lịch tư pháp và triển khai Sổ sức khỏe điện tử trên VNeID. Tỉnh đã kết nối với 26 đầu mối dữ liệu qua các ứng dụng và cơ sở dữ liệu chuyên ngành như: Hệ thống thông tin báo cáo, hệ thống thanh tra kiểm tra, quản lý kê khai tài sản thu nhập và các hệ thống khác. Bên cạnh đó, cũng đã triển khai thử nghiệm kho dỡ liệu điện tử giúp người dân và doanh nghiệp chỉ cần cung cấp thông tin một lần khi thực hiện dịch vụ công.

Năm 2024, tỷ trọng kinh tế số trong GRDP tăng cao gấp đôi so với năm 2023, đạt 16,7%, vượt chỉ tiêu đề ra (16%). 100% (255/255) cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh sử dụng hóa đơn điện tử. Đến nay, 07/07 huyện đã đạt chỉ tiêu trên 20% người dân từ 15 tuổi trở lên được cài đặt miễn phí chữ ký số; trên địa bàn toàn tỉnh đạt tỷ lệ 31,83%. Tổ công nghệ số cộng đồng đã được thiết lập tại 100% các đơn vị cấp huyện, cấp xã, khu phố, thôn, ấp; đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn người dân các kỹ năng số cơ bản, như sử dụng dịch vụ công trực tuyến và thanh toán không dùng tiền mặt.”

Nguồn: baria-vungtau.gov.vn