Tin KHCN trong nước
Công nghệ giúp cải thiện khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm (21/10/2024)
-   +   A-   A+   In  

Ngày 21/10, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội mã số mã vạch Việt Nam tổ chức hội thảo “Mã số mã vạch trong chuyển đổi số và quản lý chuỗi cung ứng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ”.

Công nghệ giúp cải thiện khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm- Ảnh 1.

Hội thảo mã số mã vạch thúc đẩy chuyển đổi số và quản lý chuỗi cung ứng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ - Ảnh: VGP/Lê Ngọc

Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều quy định liên quan đến việc áp dụng truy xuất nguồn gốc trong sản xuất và thương mại hàng hóa. Các tiêu chuẩn quốc tế như: GS1, ISO 22005 đang trở thành thước đo chung để đánh giá khả năng truy xuất nguồn gốc của các sản phẩm.

Việc tuân thủ các tiêu chuẩn này giúp doanh nghiệp không chỉ cải thiện quy trình sản xuất mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản...

Ông Phó Đức Sơn, Chủ tịch Hội mã số mã vạch Việt Nam cho biết, giải pháp truy xuất nguồn gốc thông qua mã QR và hệ thống phần mềm được áp dụng xuyên suốt từ khâu sản xuất, chế biến đến tiếp thị và phân phối, đang trở thành một yêu cầu cấp thiết nhằm bảo vệ sản phẩm, hàng hóa khỏi vấn nạn hàng giả, hàng nhái. 

Đây là yêu cầu cấp bách cho việc tự động hóa toàn bộ quy trình truy xuất nguồn gốc hàng hóa, sản phẩm trong chuỗi chế biến, phân phối và minh bạch thông tin về thương hiệu hàng hóa, sản phẩm.

Ông Phó Đức Sơn mong muốn xây dựng một chuỗi thông tin đồng nhất, minh bạch và hiệu quả - một chuỗi không chỉ nâng cao giá trị sản phẩm mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Giải pháp truy xuất nguồn gốc cần gắn kết chặt chẽ với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia.

Điều này không chỉ tạo ra nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững mà còn mở ra những cơ hội giao thương và hợp tác quốc tế, giúp sản phẩm Việt Nam khẳng định vị thế trên thị trường toàn cầu.

Ông Đinh Văn Hoàng, Viện trưởng Viện Phát triển doanh nghiệp và chính sách cũng nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc tích hợp mã số mã vạch trong các quy trình quản lý chuỗi cung ứng để bảo đảm sự minh bạch và hiệu quả.

Trong bối cảnh kinh tế số hiện nay, sự minh bạch và khả năng kiểm chứng nguồn gốc sản phẩm là nền tảng để doanh nghiệp có thể khẳng định chất lượng và bảo vệ thương hiệu của mình.

Ông Đinh Văn Hoàng đề xuất cần có những giải pháp công nghệ đột phá để liên kết hệ thống mã số mã vạch với các nền tảng số hiện đại, từ đó tạo ra cơ chế theo dõi và báo cáo minh bạch hơn cho chuỗi cung ứng, đồng thời thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn.

Tại Hội thảo, đại diện nhà quản lý, doanh nghiệp, chuyên gia đã cập nhật những quy định mới của Thông tư 02/2024/TT-BKHCN về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; bàn các giải pháp và tầm nhìn nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong quản lý chuỗi cung ứng thông qua việc ứng dụng mã số mã vạch; giới thiệu các giải pháp ứng dụng công nghệ mã số mã vạch trong việc truy xuất nguồn gốc và chống hàng giả…

Các ý kiến cũng cho rằng truy xuất nguồn gốc là một yếu tố quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng và an toàn của sản phẩm. Các công nghệ như mã QR, mã vạch, blockchain... đều đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện khả năng truy xuất nguồn gốc.

Nguồn: baochinhphu.vn

Số lượt đọc: 877

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong thu hồi protein từ nước rửa trong quá trình sản xuất surimi, chả cá tại các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất đối với các nhà máy chế biến nước mắm truyền thống trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Thành phố thông minh: Động lực đổi mới sáng tạo vì sự phát triển bền vững (15/10/2018)
  • Hợp tác công - tư: giải pháp cho thành phố thông minh (15/10/2018)