Tiêu chuẩn ĐLCL
Một số giải pháp thúc đẩy gia tăng năng suất lao động (13/09/2024)
-   +   A-   A+   In  
Cải thiện và thúc đẩy tăng năng suất lao động là vấn đề cốt lõi với kinh tế Việt Nam hiện nay, là con đường ngắn nhất để đưa nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững, bắt kịp trình độ của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Trong tiến trình phát triển kinh tế, xã hội, năng suất lao động là yếu tố quyết định nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Cải thiện và thúc đẩy tăng năng suất lao động là vấn đề cốt lõi với kinh tế Việt Nam hiện nay, là con đường ngắn nhất để đưa nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững, bắt kịp trình độ của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Xác định mô hình sản xuất phù hợp là một trong những giải pháp gia tăng năng suất lao động. Ảnh minh họa.

Nhằm nâng cao năng suất lao động, các chuyên gia đưa ra một số giải pháp, cụ thể như sau: Thứ nhất là xác định mô hình sản xuất phù hợp: Một mô hình nhà xưởng tiêu chuẩn tụt hậu sẽ không mang lại hiệu quả, năng suất lao động cao. Chính vì vậy, mỗi doanh nghiệp phải nghiên cứu để xác định được mô hình sản xuất phù hợp. Và mô hình đó phải phù hợp với cơ chế thị trường.

Thứ hai là đồng bộ 3 khâu sản xuất: Để thúc đẩy năng suất nhà máy doanh nghiệp phải đồng bộ 3 khâu sản xuất. Cụ thể là thiết kế sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và xây dựng thương hiệu. Việc đồng bộ 3 khâu sản xuất mang đến cho doanh nghiệp sự phát triển nhanh và bền vững.

Đối với doanh nghiệp, khâu sản xuất và thiết kế sản xuất là nền tảng để hoạt động. Tuy nhiên, nếu chỉ chăm chăm vào đầu vào của sản phẩm mà không tìm được đầu ra, dù ý tưởng có tốt đến đâu, hiệu quả sản xuất cũng không đạt được. Việc ngưng trệ thị trường tiêu thụ cũng đưa doanh nghiệp đến con đường “chết yểu”. Đồng thời, doanh nghiệp cần nỗ lực xây dựng và phát triển thương hiệu để duy trì lợi thế cạnh tranh và mở rộng hơn nữa thị trường kinh doanh.

Nguồn nhân lực chất lượng cao tạo ra thế mạnh cạnh tranh cho doanh nghiệp. (Ảnh minh họa)

Thứ ba là chuẩn bị nguồn lực: Đối với mỗi doanh nghiệp, tiềm lực vốn, tín dụng chính là yếu tố nền tảng cho sự phát triển. Việc nâng cao trình độ khoa học, áp dụng công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào yếu tố ngân sách của doanh nghiệp có khả năng đáp ứng được hay không. Vì vậy, doanh nghiệp cần tập trung và huy động tối đa nguồn lực tín dụng hiện có. Cộng thêm việc có chiến lược phân bổ cho phù hợp, phù hợp định hướng phát triển. Việc này có tác động trực tiếp đến tăng năng suất và mở ra những hướng phát triển mới.

Thứ tư là nguồn nhân lực chất lượng cao: Để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cần chú trọng gắn kết 3 khâu: đào tạo, sử dụng, đãi ngộ. Việc đào tạo phải dựa trên xu hướng, nhu cầu phát triển của nền kinh tế Việt Nam, đúng địa chỉ sử dụng; tiếp cận cách làm hay của thế giới.

Thực tế chứng minh, muốn đạt được thành công trong chiến lược phát triển của mình phải chú trọng đến vai trò quan trọng của yếu tố con người, nhất là nhân tài, là nguồn lực tạo ra thế mạnh cạnh tranh. Do đó, việc thu hút người tài cần trở thành ưu tiên hàng đầu đối với mỗi tổ chức, doanh nghiệp.



 

 

Nguồn: vietq.vn

Số lượt đọc: 370

Về trang trước Về đầu trang