Tin KHCN trong nước
Khoa học công nghệ là khâu khâu đột phá đưa kinh tế nông nghiệp Việt Nam phát triển (10/07/2024)
-   +   A-   A+   In  

Giai đoạn 2021 - 2023, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp bình quân đạt 3,35%/năm. Trong đó, khoa học công nghệ là khâu khâu đột phá đưa kinh tế nông nghiệp Việt Nam có được kết quả này.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, những năm qua, khoa học công nghệ đã đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội trên tất cả lĩnh vực, trong đó có ngành nông nghiệp. Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao sản phẩm khoa học và công nghệ vào thực tiễn sản xuất, mang lại giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, hợp tác xã và bà con nông dân luôn là mục tiêu xuyên suốt của ngành nông nghiệp trong nhiều năm qua.

Những ứng dụng khoa học công nghệ bao trùm trên tất cả các lĩnh vực từ trồng trọt, bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thú y, thủy sản, lâm nghiệp, thủy lợi, công nghệ sau thu hoạch…, góp phần thúc đẩy sản xuất, chế biến, kinh doanh theo hướng liên kết chuỗi giá trị, hình thành vùng sản xuất khép kín quy mô hàng hóa, hiện đại, đáp ứng được yêu cầu khắt khe của thị trường.

Trong lĩnh vực trồng trọt, tỷ lệ sử dụng giống cấp xác nhận (hoặc tương đương) nhiều loại cây trồng đạt khá cao. Nhờ ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, việc tạo ra giống lúa mới đã trở nên hiệu quả hơn.

Ngày nay, các nhà khoa học chỉ cần 30 - 50 tổ hợp lai để chọn tạo ra một giống lúa mới, so với khoảng 100 tổ hợp lai như trước đây. Điều này giúp rút ngắn thời gian chọn giống xuống còn khoảng 5 năm, giảm đáng kể thời gian và công lao động, đồng thời đáp ứng hầu hết yêu cầu quan trọng đối với giống lúa như năng suất cao, chất lượng gạo ngon, thời gian sinh trưởng ngắn, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt và thích ứng rộng. Điển hình là cây cà phê, Việt Nam đã có những đột phá về năng suất, cao gấp 3 lần so với năng suất cà phê trên thế giới.

Trong lĩnh vực chăn nuôi thú y đã công nhận 42 giống vật nuôi mới, 23 tiến bộ kỹ thuật và 19 giải pháp sáng chế trong lĩnh vực này. Hiện nay, có 54 giống vật nuôi năng suất và chất lượng cao được đưa vào sản xuất, bao gồm 11 giống mới, 12 giống ngoại nhập và 31 giống lai tạo.

Ảnh minh hoạ.

Một điểm nhấn của ngành chăn nuôi thú y, vaccine dịch tả lợn châu Phi “Made in Vietnam” chính thức xuất khẩu sang 5 quốc gia bao gồm Philippines, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ và Myanmar là niềm tự hào lớn của ngành chăn nuôi nước nhà.

Trong lĩnh vực thủy sản, hàng loạt giống thủy sản có giá trị kinh tế cao như cá vược, cá chim vây vàng, cá nhụ, cá chiên, cá lăng, chạch chấu, hải sâm, ốc hương và các giống cá nước lạnh đã được sinh sản nhân tạo thành công và làm chủ công nghệ nuôi. Giai đoạn 2016 - 2023, ngành thủy sản có 22 giống mới, 28 tiến bộ kỹ thuật, 13 sáng chế và 14 quy trình, giải pháp hữu ích đã được công nhận.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, nếu như tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp bình quân giai đoạn 2016 - 2020 chỉ đạt 2,62%/năm, thì đến giai đoạn 2021 - 2023 đã đạt 3,35%/năm. Trong đó, khoa học công nghệ là khâu khâu đột phá đưa kinh tế nông nghiệp Việt Nam có được kết quả này. Dự báo, xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024 có thể chạm mốc 60 tỷ USD.

Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp. Con số này cho thấy, đóng góp của khoa học công nghệ vào sự phát triển nông nghiệp của nước ta hiện vẫn còn hạn chế, trong khi các nước phát triển có mức đóng góp lên tới trên 50%.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định, tại Việt Nam, các khu công nghệ cao và vùng công nghệ cao trong nông nghiệp dù đã được xây dựng nhưng chưa hoạt động hiệu quả và chưa thu hút doanh nghiệp vào hoạt động. Chưa thực sự tạo ra mạng lưới liên kết và sự hỗ trợ đầy đủ trong các khu vực này.

Việc chế biến nông sản bằng công nghệ cao để tạo ra giá trị gia tăng vẫn đang đối mặt với thách thức, các doanh nghiệp chế biến và dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp chưa thu hút được đầu tư và chưa có sự đổi mới công nghệ đáng kể.

Ngoài ra, phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực khoa học công nghệ trong nông nghiệp vẫn chưa đạt được thành tựu như mong đợi. Việc đưa các sản phẩm khoa học công nghệ vào thị trường đòi hỏi có mạng lưới tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm, cần có vai trò của các doanh nghiệp rất lớn.

Vì vậy, cán bộ quản lý của các đơn vị sự nghiệp khoa học thực hiện cơ chế tự chủ hiện nay thường thiếu năng lực và kinh nghiệm trong điều hành, quản lý đơn vị theo chế độ hạch toán kinh doanh. Việc nắm bắt thông tin trong và ngoài nước, nhất là nhu cầu của sản xuất và doanh nghiệp chưa được quan tâm đúng mức để tăng tính thuyết phục của sản phẩm khoa học công nghệ.

Nguồn: vietq.vn

Số lượt đọc: 2908

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong thu hồi protein từ nước rửa trong quá trình sản xuất surimi, chả cá tại các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất đối với các nhà máy chế biến nước mắm truyền thống trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Thành phố thông minh: Động lực đổi mới sáng tạo vì sự phát triển bền vững (15/10/2018)
  • Hợp tác công - tư: giải pháp cho thành phố thông minh (15/10/2018)
  • Chế tạo thành công chiếc máy “bóc vỏ lụa và mầy hạt ngô” (11/10/2018)
  • Vaccine ‘made in Vietnam’ phòng cúm mùa, cúm đại dịch (11/10/2018)