Tin KHCN trong nước
Đẩy mạnh các giải pháp tiên tiến về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (12/01/2024)
-   +   A-   A+   In  

Ngày 11/1, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và Hiệp hội CropLife Việt Nam đã ký kết Kế hoạch hợp tác triển khai chương trình “Khung quản lý thuốc bảo vệ thực vật bền vững” năm 2024 - đánh dấu năm đầu tiên hiện thực hóa các nội dung của khung hợp tác triển khai chương trình này giai đoạn (2023-2028) giữa hai bên.

Ký kết hợp tác triển khai Chương trình " Khung quản lý thuốc bảo vệ thực vật bền vững" năm 2024.

Các nội dung chính được thực hiện năm 2024 gồm: Rà soát, đánh giá và kiện toàn hệ thống chính sách quản lý và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách khoa học, tiên tiến, hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế và quy định của các nước; đẩy mạnh ứng dụng các giải pháp tiên tiến về thuốc bảo vệ thực vật.

Đồng thời, xây dựng các nền tảng, đào tạo, tập huấn và đổi mới phương thức tiếp cận nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có trách nhiệm, an toàn và hiệu quả; đẩy mạnh truyền thông về vai trò của thuốc, ứng dụng các giải pháp mới và kết quả hợp tác giữa hai bên trong việc triển khai khung quản lý thuốc bảo vệ thực vật bền vững.

Những kết quả của chương trình sẽ giúp nâng cao năng lực của ngành, bảo đảm các mục tiêu cốt lõi trong chiến lược phát triển bền vững của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như: chuyển giao kỹ thuật phát triển, đào tạo chuyên môn cho nông dân, nâng cao năng lực quản lý, đẩy mạnh chuyển đổi số, thực hiện chính sách quản lý tương ứng với kinh tế toàn cầu và xây dựng đội ngũ chuyên gia nòng cốt.

Điều này sẽ góp phần hướng đến một nền nông nghiệp xanh, thực phẩm an toàn và bền vững; cải thiện năng suất cây trồng, tạo ra nông sản chất lượng cao, bảo đảm an ninh lương thực.

Ông Huỳnh Tấn Đạt, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật đánh giá cao hỗ trợ tích cực từ phía Hiệp hội Croplife Việt Nam trong những năm vừa qua nhằm thúc đẩy quản lý, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bền vững, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng nông sản trong bối cảnh diện tích sản xuất giảm.

Sau khi ký kết bản hợp tác này, hai bên sẽ tiếp tục cùng nhau xác định rõ các nhiệm vụ ưu tiên và chi tiết từng nội dung để triển khai trong thời gian tới bảo đảm đúng kế hoạch và đạt hiệu quả cao.

Ông Đặng Văn Bảo, Chủ tịch Hiệp hội CropLife Việt Nam chia sẻ, việc ký kết đã hiện thực hóa cam kết đã thống nhất trước đó, cũng như tiếp nối những thành công và kết quả đạt được của chương trình hợp tác trong giai đoạn 5 năm qua. Chúng tôi tin rằng việc đẩy mạnh hợp tác với cơ quan quản lý nhà nước và các đối tác ngành tại Việt Nam là điều kiện tiên quyết để bảo đảm thành công của chương trình.

Tiếp nối những thành công và kết quả đạt được của các nội dung hợp tác trong giai đoạn 5 năm (2019 - 2023), Cục Bảo vệ thực vật và Hiệp hội CropLife Việt Nam thống nhất triển khai dự án hợp tác giai đoạn 5 năm tiếp theo với hướng tiếp cận toàn diện, sâu rộng và dài hạn hơn. Qua đó nhằm hỗ trợ ứng dụng một cách bền vững và có trách nhiệm thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam, thúc đẩy quá trình chuyển đổi mang tính hệ thống về quản lý và sử dụng các giải pháp bảo vệ thực vật.

Trước đó, tháng 7/2023, Cục Bảo vệ thực vật và CropLife châu Á đã ký kết hợp tác Chương trình “Khung quản lý thuốc bảo vệ thực vật bền vững” (SPMF) giai đoạn 2023–2028.

Hiệp hội CropLife Việt Nam cam kết hỗ trợ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Bảo vệ thực vật trong quá trình chuyển đổi sang các hệ thống lương thực và môi trường bền vững hơn để bảo vệ sức khỏe con người, môi trường và nâng cao chất lượng nông sản.

Theo đó, CropLife sẽ hỗ trợ tối đa hoá nỗ lực của ngành, thúc đẩy triển khai khung sử dụng và quản lý các giải pháp bảo vệ thực vật bền vững song song với việc đẩy nhanh tiến trình ứng dụng đổi mới khoa học trong nông nghiệp.

Nguồn: nhandan.vn

Số lượt đọc: 5312

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong thu hồi protein từ nước rửa trong quá trình sản xuất surimi, chả cá tại các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất đối với các nhà máy chế biến nước mắm truyền thống trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)