Tin KHCN trong nước
Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam (15/09/2023)
-   +   A-   A+   In  
Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) vừa công bố và phát động giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam (VCA 2023). Đây là giải thưởng đầu tiên tại Việt Nam dành cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo nội dung số.

Lễ công bố và phát động giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam

Theo Ban tổ chức, những năm gần đây, sáng tạo nội dung đã trở thành ngành công nghiệp trị giá hàng nghìn tỷ USD trên toàn cầu. Tại Việt Nam, số liệu năm 2022 cho thấy, có ít nhất 20.000 nhân sự đang hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo nội dung, với doanh thu lên tới 800 triệu USD. Phim, hoạt hình, âm nhạc trực tuyến, game online, sách nói, truyện tranh, ảnh, thiết kế nội dung, giáo dục trực tuyến… đang là những lĩnh vực đầy hứa hẹn của ngành công nghiệp nội dung.

TS. Nguyễn Minh Hồng, Chủ tịch VDCA cho biết, giải thưởng nhằm khuyến khích cộng đồng sáng tạo nội dung số, tạo ra những sản phẩm nội dung có chất lượng cao, có giá trị văn hóa, giáo dục sâu sắc, từ đó góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp nội dung số, ngành công nghiệp điện ảnh, công nghiệp văn hóa của Việt Nam phát triển. Giải thưởng cũng đặt mục tiêu hỗ trợ nâng cao thương hiệu các sản phẩm trí tuệ của người Việt, lan tỏa những giá trị văn hóa Việt Nam sâu rộng hơn đến công chúng quốc tế.

Hồ sơ dự thi giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam sẽ được bình chọn qua 2 vòng là sơ khảo và chung khảo. Giải thưởng trao cho 2 nhóm với 7 hạng mục. Nhóm thứ nhất là giải thưởng dành cho tác phẩm/sản phẩm nội dung số, gồm các hạng mục: Phim ngắn xuất sắc, phim hoạt hình xuất sắc, phim quảng cáo xuất sắc, sản phẩm nội dung số lĩnh vực giáo dục xuất sắc. Nhóm thứ hai là giải thưởng dành cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân gồm các hạng mục: Nhà sáng tạo nội dung số xuất sắc, nhà sáng tạo nội dung số vì cộng đồng, nhà sáng tạo nội dung số triển vọng.

Thời gian nhận hồ sơ dự thi bắt đầu từ ngày 12/9 đến ngày 30/11/2023. Lễ trao giải dự kiến sẽ diễn ra vào ngày cuối tháng 12//2023 tại Hà Nội.

Nguồn: NASATI

Số lượt đọc: 4445

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong thu hồi protein từ nước rửa trong quá trình sản xuất surimi, chả cá tại các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất đối với các nhà máy chế biến nước mắm truyền thống trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)