Tin KHCN trong nước
Quản lý hiệu quả tài sản trí tuệ thông qua đảm bảo nguồn lực về con người (04/09/2023)
-   +   A-   A+   In  
Muốn quản lý hiệu quả tài sản trí tuệ, doanh nghiệp cần đảm bảo có sẵn các nguồn lực, trong đó đảm bảo nguồn lực về con người có kỹ năng. Doanh nghiệp cần xác định, cung cấp và đảm bảo sự sẵn sàng của nguồn nhân lực cần thiết cho hoạt động quản lý tài sản trí tuệ.

 Doanh nghiệp cần đảm bảo có sẵn các nguồn lực có kỹ năng để hỗ trợ quản lý hiệu quả tài sản trí tuệ. Ảnh minh họa.

Đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp là yếu tố chính giúp tăng trưởng bền vững, thúc đẩy sự phát triển trong bối cảnh mới. Khả năng đổi mới sáng tạo của một doanh nghiệp bao gồm khả năng ứng phó với các điều kiện thay đổi của bối cảnh, tìm kiếm cơ hội mới, tận dụng kiến thức, sự sáng tạo của mọi người trong doanh nghiệp và phối hợp các bên liên quan bên ngoài.

Trong đó, doanh nghiệp thực hiện các sáng kiến, hoạt động đổi mới sáng tạo cần giải quyết vấn đề sở hữu trí tuệ dưới các hình thức khác nhau vì sở hữu trí tuệ gắn chặt chẽ với đổi mới sáng tạo.

Sở hữu trí tuệ (Intellectual Property, IP) đề cập đến những sáng tạo độc đáo, giá trị gia tăng dựa trên trí tuệ con người, kết quả từ sự khéo léo, sáng tạo của con người. Sở hữu trí tuệ là một loại tài sản, còn quyền sở hữu trí tuệ (Intellectual Property Rights, IPR) là các quyền phát sinh từ các loại sở hữu trí tuệ khác nhau.

Quản lý sở hữu trí tuệ hiệu quả cho phép doanh nghiệp tối ưu hóa tài sản trí tuệ để tối đa hóa lợi ích liên quan đến đổi mới sáng tạo, đồng thời giảm thiểu rủi ro và chi phí. Quản lý sở hữu trí tuệ cho phép hợp tác với các đối tác, đối thủ cạnh tranh và khách hàng, nâng cao kết quả đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp. Quản lý sở hữu trí tuệ có thể tạo ra giá trị thông qua hợp tác và là động lực mới về doanh thu của doanh nghiệp.

Nói cách khác, quản lý tài sản trí tuệ bao gồm các hoạt động nhằm hình thành, phát triển và khai thác tài sản trí tuệ; giữ gìn, bảo vệ và phát triển giá trị của tài sản trí tuệ; quản lý và sử dụng nguồn thu từ khai thác thương mại tài sản trí tuệ...

Muốn quản lý hiệu quả tài sản trí tuệ, doanh nghiệp cần đảm bảo có sẵn các nguồn lực, trong đó đảm bảo nguồn lực về con người có kỹ năng. Doanh nghiệp cần xác định, cung cấp và đảm bảo sự sẵn sàng của nguồn nhân lực cần thiết cho các hoạt động quản lý tài sản trí tuệ.

Cụ thể, doanh nghiệp cần xác định năng lực quản lý tài sản trí tuệ cần thiết của nhân viên liên quan đến công việc hàng ngày; xác định kiến thức nào là cần thiết và đảm bảo rằng kiến thức này được duy trì trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần thực hiện quản lý các yêu cầu thay đổi đối với quản lý tài sản trí tuệ thông qua việc xem xét kiến thức hiện tại của nhân viên và xác định cách thức cung cấp các kiến thức bổ sung cho nhân viên.

Đồng thời thực hiện đo lường hiệu quả của việc đào tạo sở hữu trí tuệ định kỳ để đảm bảo quy trình quản lý tài sản trí tuệ được hiểu và tuân thủ ở tất cả các cấp của doanh nghiệp.

Ngoài ra, để quản lý tài sản trí tuệ hiệu quả, doanh nghiệp cần đầu tư nhiều chi phí liên quan đến phát triển và duy trì danh mục đầu tư tài sản trí tuệ (như: chi phí đánh giá, bảo hộ, đăng ký, duy trì,...). Quản lý tài sản trí tuệ là một khoản đầu tư dài hạn giúp doanh nghiệp tạo ra cơ hội tài chính và kinh doanh. Vì vậy, doanh nghiệp cần có sẵn các nguồn tài chính cần thiết để triển khai hiệu quả hoạt động quản lý tài sản trí tuệ.

Nguồn: vietQ.vn

Số lượt đọc: 4333

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong thu hồi protein từ nước rửa trong quá trình sản xuất surimi, chả cá tại các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất đối với các nhà máy chế biến nước mắm truyền thống trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)